PVL
Kể từ sau khi bức tường Bec-lin
(Đức) sụp đổ, chiến tranh lạnh được tuyên bố công khai chấm dứt, ngay sau đó là
sự kiện chính trị Liên Xô và một số nước ở Đông Âu sụp đổ, chế độ xã hội chủ
nghĩa hiện thực với tư cách là một hệ thống chính trị tiến bộ - đối lập với chế
độ tư bản chủ nghĩa sụp đổ. Các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ và các nước đồng
minh chuyển trọng tâm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại ở châu Á, châu
Mỹ La - tinh và các nước dân chủ, tiến bộ không đi theo quỹ đạo của Mỹ, trong
đó có Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ kết hợp
với thúc đẩy “tự diễn biến” (TDB), “tự chuyển hoá” (TCH) trong lòng các nước
đối lập.
Bản chất của hiện tượng TDB,
TCH trên thực tế đã manh nha xuất hiện từ rất lâu đời, với các biểu hiện như:
tuyên truyền kích động, chia rẽ nội bộ đối phương; mua chuộc những cá nhân và bộ
phận giữ vai trò quan trọng, chính yếu trong bộ máy chính quyền của lực lượng
đối lập; tuyên truyền, phổ biến lối sống thực dụng, xa hoa, lãng phí, văn hoá
phẩm đồi truỵ vào hàng ngũ đối phương…
Ở nước ta, việc nhận diện
những biểu hiện của TDB, TCH đã được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề
cập tới từ khá sớm, nhất là khi Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành đảng
cầm quyền. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần hai) khoá VIII về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng tuy chưa đề cập tới thuật ngữ TDB, TCH nhưng đã chỉ ra những
biểu hiện cụ thể của hiện tượng này ở một số cán bộ, đảng viên. Tiếp sau đó,
Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Đảng ta đã chỉ ra
bốn nguy cơ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và đe doạ sự tồn vong của chế độ chính
là sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tình trạng tham
nhũng, quan liêu, lãng phí… - đây thực chất chính là những biểu hiện của TDB,
TCH trong một bộ phận cán bộ của Đảng. Thuật ngữ TDB, TCH lần đầu tiên xuất
hiện trong văn kiện Đaị hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, khi Đảng ta chỉ ra:
“Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp”[1].