Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Đấu tranh bác bỏ những luận điệu chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch


Đấu tranh bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực thù địch là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư tưởng hiện nay của Đảng, nhằm làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”đã xác định: “triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến ở cả trung ương và các ngành, các cấp”(1).

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Có ai biết nơi nào bán bình yên


Có ai biết nơi nào bán niềm vui
Chỉ giùm tôi... tôi mua về một ít
Để những khi thấy yếu lòng, mỏi mệt
Mang ra dùng chắc là hết buồn thôi.

Ai chỉ giùm tôi nơi nào bán tiếng cười
Tôi sẽ đến và mua về mấy nụ
Để những ngày lòng héo hon, ủ rũ
Sẽ được rạng ngời nhờ những nụ cười kia.

Có ai biết nơi nào bán bình yên
Tôi mua về và khắc lên đáy mắt
Dù có đớn đau, hay khó khăn, chật vật
Vẫn thấy nụ cười nơi đáy mắt an yên.

Có ai biết nơi nào bán liều thuốc lãng quên
Chỉ giùm tôi... mua mấy viên và uống
Để kí ức không còn quay về được
Để tôi mỉm cười đón hạnh phúc tương lai.

Có ai biết nơi nào bán ánh sáng ngày mai
Bán niềm tin cho những ai đánh mất
Bán yêu thương cho những người chân thật 
Bán tâm hồn không biết nhặt niềm đau./.

                                                        Phan Lương (ST)

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Hồi âm bài viết “Yêu nước thế nào cho có văn hóa ?” của Trần Công Hưng trên BBC tiếng Việt

PVL
Có lẽ không phải tranh luận, bàn cãi thì ai cũng hiểu ít nhiều về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Vẫn biết mỗi thời mỗi khác, mỗi người hiểu về lòng yêu nước và thực hành yêu nước theo cách khác nhau. Nhưng phải thấy rằng, dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, thậm chí là “lá rách ít, đùm lá rách nhiều”.
Nếu ai không công nhận, không tán đồng với quan điểm “dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước” thiết nghĩ cũng chẳng sao. Xã hội có người này, người khác, có người nhận thức cao, nhận thức trung bình và nhận thức thấp... song điều quan trọng là họ xem xét về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam bằng thái độ gì? thiện cản, chân thành hay thù hằn, ác ý.
Riêng cá nhân tôi, khi đọc bài viết “Yêu nước thế nào cho có văn hóa?” của tác giả Trần Công Hưng đăng trên trang BBC tiếng Việt, thứ Năm, ngày 18 tháng 9 năm 2014 thì cho rằng: tác giả đúng là người “đã từng là người Việt Nam”, chứ hiện nay thì chắc chắn không phải. Bởi vì, cách suy nghĩ, cách lập luận tưởng chừng như rất “khoa học”, minh chứng rất “lôgic”, lại có kèm theo hình minh họa... song thái độ của tác giả rõ mười mươi là hằn học, ác ý, chê bai, coi thường người dân đất Việt chúng ta.
 Đọc bài viết này, công bằng mà nói tác giả cũng đã đề cập đến những thói hư, tật xấu của người Việt Nam chúng ta. Điều này là hoàn toàn chính xác, không phải chờ đến bài viết này mà nhân dân ta, các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học và bạn bè quốc tế mới biết đến vấn đề này. Chúng ta thừa nhận rằng, người Việt Nam vẫn còn những thói hư, tật xấu như: văn hóa tham gia giao thông, sinh hoạt công cộng chưa tự giác; ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt, thậm chí có lúc có nơi có tư tưởng ích kỷ, bản vị, cục bộ địa phương... song không vì thế mà quy kết người Việt Nam thiếu văn hóa, thiếu văn minh, hoặc thể hiện lòng yêu nước, văn hóa yêu nước không phù hợp giống như cách lập luận của tác giả Trần Công Hưng.
Thử hỏi, nếu dân tộc ta không có lòng yêu nước, thiếu văn hóa trong thể hiện lòng yêu nước thì suốt mấy ngàn năm qua, khi bắt buộc phải đối đầu sinh tử với giặc ngoại bang phương Bắc, kẻ thù phương Nam, các thế lực thực dân, đế quốc phương Tây... có tiềm lực về kinh tế, quân sự mạnh gấp nhiều lần dân tộc Việt Nam, chúng dùng đủ mọi thủ đoạn, dã tâm để xâm lược, đô hộ, đồng hóa, thuần phục, bắt nạt dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà sao tất cả bọn chúng đều nhận thất bại cay đắng, dân tộc ta vẫn giữ được độc lập, tự do, vẫn hiên ngang đứng vững và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế (?). Thử hỏi, mỗi khi đất nước bị thiên tai, thảm họa như lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn... đã khi nào thế giới nhìn thấy người Việt Nam bàng quan, thờ ơ trước những đau thương, mất mát, thiếu thốn... của đồng bào, đồng chí, đồng hương, đồng tộc hay chưa (?)...
Chắc chắn là trong các cuộc chiến tranh sinh tồn không có sự may mắn; trong những lúc khó khăn, hoạn nạn người dân Việt Nam không bỏ rơi nhau hay trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt giữa Việt Nam với các dân tộc khác, nếu như người dân Việt Nam không có lòng yêu nước, thương nòi, không có tinh thần đồng cam cộng khổ, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, không có văn hóa yêu nước như cách ông Trần Công Hưng lập luận(!).
Khi viết bài báo “Yêu nước thế nào cho có văn hóa”, tác giả Trần Công Hưng chỉ dùng đôi mắt “thiểm cận”, lại đứng quan sát ở tận đẩu đâu do vậy mà “thấy cây nhưng không thấy rừng”, “biết một mà chẳng biết hai”. Tác giả chỉ quan sát từ việc khán giả đến cổ vũ cho đội tuyển U19 Việt Nam trên Sân vận động Mỹ Đình có hiện tượng xô đẩy, chen lấn, la ó, đứng lên ghế, xả rác... mà đã quy kết, đánh giá lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam chỉ là hình thức, thiếu văn hóa... thì quả thật là quá phiến diện, quá sai lầm.
Cá nhân tôi không biết tác giả Trần Công Hưng là ai, ở đâu, làm gì... mà cũng chẳng cần phải biết để làm gì. Nhưng chỉ việc ông này viết bài “Yêu nước thế nào cho có văn hóa?” đăng tải trên BBC tiếng Việt thì cũng đủ thấy rằng trình độ của ông cũng chỉ dừng lại ở trạng thái A, B, C như trẻ mới vào lớp một; thái độ của ông cũng chẳng phải tốt đẹp gì cho cam.
Nói đi thì phải nói lại, tôi vẫn khuyên ông Trần Công Hưng một điều: nên quan sát cho kỹ, tìm hiểu cho rõ, nói năng, viết lách cho cẩn thận... nhất là khi động chạm đến niềm vinh dự, tự hào, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bởi nếu không, chính ông và người thân của ông sẽ trở nên lạc lõng trong dòng đời, bơ vơ trong cuộc sống, trước sau gì cũng chịu những kết cục bị thảm, mà tương lai trước mắt chính là cảnh tha hương, “cù bơ, cù bất” nơi xứ người hoặc sống trên quê hương mà bị nhân dân, bị cộng đồng xa lánh, coi như một thứ bỏ đi, ngoài vòng xã hội. Viễn cảnh ấy, dẫu chẳng ai muốn, nhưng nó sẽ đến với những ai đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, đi ngược lại với dòng chảy cuộc sống đương đại, và không ai khác những người như ông Trần Công Hưng phải hứng chịu đầu tiên./.


Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

LẠI THÊM MỘT Ý KIẾN THIẾU KHÁCH QUAN, KHÔNG THIỆN CHÍ

PVL
Đã lâu lắm rồi tôi mới lại đọc một bài viết của một người trước đây là “cán bộ nhà nước”, nói như dân gian vẫn gọi là những người “cơm dân, áo Đảng” nhưng nay đã quay đầu ngược lại với lý tưởng trước đây mình đã chọn, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của số đông người dân Việt Nam. Người tôi muốn nhắc tới là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng - tác giả của bài viết “Làn gió mới lướt qua xã hội dân sự Việt Nam” được đăng tải trên BBC Tiếng Việt ngày 10 tháng 7 năm 2014.
Phải thừa nhận là bài viết cũng có “nghề” nếu xét về văn phong, ngữ nghĩa câu từ. Điều này âu cũng là lẽ thường tình, vì một người đã từng được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, nuôi dưỡng, đào tạo, sử dụng suốt một thời gian dài và đã từng là niềm hy vọng của nhiều người, ít ra là những người thân của chính ông và bởi vì ông có học vị là tiến sĩ.
Tuy nhiên, càng đọc, càng suy ngẫm mới thấy giọng điệu, ý đồ của tác giả bài viết sao mà hằn học, thù địch, phiến diện, một chiều đến thế. Nếu quả thực ông ủng hộ cho nhân quyền, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do dân tộc, tôn giáo, vì lợi ích của người dân Việt Nam thì sao lại viết thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm, thiếu thực tế khách quan đến vậy? Tôi xin trích nguyên văn lời của một người có học vị Tiến sĩ như thế này: “Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”. Những ráng xuân bị lặng dập trong chốn lao tù cũng là những mùa xuân nở hoa ngoài đời...”.
Cha ông ta đã rất tinh tế khi nói rằng: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (một ngày trong tù bằng ngàn năm ở bên ngoài) quả là chí lý. Những người vốn bị giam giữ trong tù mà được trả tự do thì ai mà không vui cho được. Đó là một lẽ rất thường tình mà chẳng phải chỉ riêng ở Việt Nam mà ngay cả các nước Âu, Mỹ... đều thế cả. Nhưng điều đáng nói là ông Phạm Chí Dũng chẳng hiểu gì về niềm vui thực sự của những người mà ông cho là “tù nhân lương tâm” như Lê Quốc Quân, Nguyễn Tiến Trung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Cù Huy Hà Vũ...
Để được Chính phủ Việt Nam xét xử công khai, công bằng, chính xác và được trả tự do không phải là vì Chính phủ Việt Nam bị áp lực từ bên ngoài, nhất là Bộ Ngoại giao, Thượng viện, Hạ viện Hoa Kỳ; hay là do tác động xã hội từ cái gọi là “Xã hội dân sự” gì đó ở Việt Nam. Mà bởi lẽ, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách khoan hồng, nhân văn cho những con người có trí tuệ, có học vấn nhưng bị lầm đường, lạc lối, bị dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và sự kỳ vọng của người thân, truyền thống của gia đình nhưng vẫn có cơ hội sửa chữa và chưa đến mức phải loại ra khỏi cuộc sống cộng đồng. Những sai lầm của họ đã được pháp luật xét xử công khai, trừng trị thích đáng, và nhất là trong số họ có người đã tự nghiệm ra những sai lầm của mình và thừa nhận trước pháp luật, trước cộng đồng.
Cuối bài viết, ông Phạm Chí Dũng tỏ ra lạc quan với các gọi là “xã hội dân sự” ở Việt Nam khi cho rằng: “câu chuyện đơm hoa kết trái của xã hội dân sự không phải là cổ tích”, “Rõ là xã hội dân sự ở Việt Nam đang hình thành những tiền đề của nó. Một cách nào đó, có thể so sánh giai đoạn này ở Việt Nam với thời kỳ bắt đầu xuất hiện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 70, hay phong trào “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc cuối thập kỷ 70”. Đọc đến đây thì ai cũng dễ dàng nhận thấy ông đang quá mơ hồ, quá thiếu khách quan và không thiện chí khi nói về đất nước mình, quê hương mình trước bàn dân thiên hạ. Ai đến Việt Nam hôm nay cũng dễ dàng nhận thấy đất nước này đang thay da đổi thịt từng ngày, vị thế quốc tế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tăng lên không ngừng; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ ràng, quyền con người, các quyền tự do, tín ngưỡng của người dân được tôn trọng và bảo vệ. Song cần lưu ý rằng, ở đất nước nào cũng vậy, luật pháp phải được thượng tôn để duy trì ổn định và quyền lợi cho số đông người dân. Không thể có một thể chế chính trị nào, một quốc gia nào, thời đại nào mà không có những hạn chế, thậm chí là khuyết điểm. Nhưng điều quan trọng là Đảng, Bác Hồ, người dân Việt Nam đã tự nguyện lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình theo cách của mình và đã thực hiện được sứ mệnh cao cả là giải phóng dân tộc, đưa đất nước đến tự do, độc lập, đưa nhân dân đến bên bờ hạnh phúc như ngày hôm nay - điều mà nhiều người, nhiều tổ chức, đảng phái trước đây không thể nào làm được.
Không có một tương lai nào cho cái gọi là “Xã hội dân sự” ở Việt Nam, không thể có tương lai cho những con người sinh ra trên mảnh đất này, lớn lên, trưởng thành từ dân tộc này, chế độ này mà cứ vẩn vơ theo đuổi một ảo vọng xa vời tận đẩu tận đâu, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc và tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Luật pháp là nghiêm minh, nhưng luôn rộng mở, khoan hồng với những con người lầm đường, lạc lối nhưng nhận ra sai lầm của mình và thực tâm muốn về với cộng đồng. Song không có sự nhượng bộ hay khoan hồng cho những kẻ có tình chống phá sự nghiệp này, đất nước này thêm một lần nữa. HÃY CỨ THỬ THÊM MỘT LẦN TUYÊN TRUYỀN, CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG, CHỐNG PHÁ LỢI ÍCH CỦA DÂN TỘC, CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM thêm một lần nữa sẽ thấy thế nào là sức mạnh của luật pháp, của chính nghĩa, của cộng đồng dân tộc Việt Nam và dư luận xã hội. Và chắc chắn rằng không có cơ hội thứ hai cho những kẻ phản bội, thù địch, hay mùa xuân “đang nở hoa” của “xã hội dân sự” ở Việt Nam như những người như ông Phạm Chí Dũng đang hằng mơ tưởng, huyễn hoặc và mỵ dân. Hãy quan sát kỹ và nhìn vào thực tế để thấy rõ điều này!

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Nước mắt nơi thao trường

(Kính viếng hương hồn các liệt sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ
 huấn luyện nhảy dù sáng ngày 07 tháng 7 năm 2014 tại Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội)
                                                                                                         PVL

Có nỗi đau nào hơn sớm nay
Bao nhiêu chiến sĩ ở trên trời
Luyện tập “nhảy dù” - lo phận nước
Nào ngờ ẩn họa, hóa tai ương.
Các anh đi rồi, Tổ quốc ơi
Mang theo dự định còn dang dở
Ấp ủ bao điều chẳng nói ra.
Xóm làng, khu phố buồn tang tóc
Đơn vị vắng rồi dáng các anh
Bao nhà đã mất người thân thiết
Đất nước thêm buồn, dân khóc thương.
Ngày mai hửng sáng, nơi thao luyện
Lại có bao người như các anh
Tuổi trẻ, niềm tin, mang dũng khí
Làm chủ bầu trời, cho Nước yên./.
                                                    Bắc Ninh, ngày 08 tháng 7 năm 2014.

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Tranh biếm họa phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng biển Việt Nam

(Tuổi trẻ Online)
(Tuổi trẻ Online)
(Tuổi trẻ Online)
(Tuổi trẻ Online)
(Tuổi trẻ Online)
(Tuổi trẻ Online)
(Tiền phong Online).










Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Thơ: “Vô đề”

(Nhân sự kiện Trung Quốc đặt Giàn khoan HD-981 trái phép, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam).
      PVL
Biển kia dẫu rộng vô bờ
Nhưng mà có chủ, không sờ được đâu
Tàu kia chớ cậy to đầu
Ngang nhiên, vô cớ “hút dầu” nhà ta.

Vừa phá hoại, vừa lu loa
Chẳng ra đồng chí, chẳng ra hạng gì
Mồm thì “đồng chí, bạn bè”
Mà sao hành xử như là trẻ ranh.

Họp bàn, chối tội loanh quanh
Đổ cho cấp dưới, đổ cho “bạn bè”
Nhưng Tàu sử dụng thuyền bè
Vây quanh, uy hiếp như là chiến tranh.

Mọi người đất Việt tinh anh
Phải nghe cho rõ, phải nhìn cho tinh
Chớ mà để lũ yêu tinh
Tàu kia tham vọng, phá mình như chơi./.




Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI, HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

PHÙNG VĂN LẬP
Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, trong thời gian qua, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã có nhiều bước phát triển quan trọng, góp phần tiếp tục khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế, đem lại những điều kiện thuận lợi to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh một nước Việt Nam quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, giữ vững độc lập chủ quyền; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, yêu chuộng hoà bình, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế đang ngày càng được khẳng định.
          Thành quả đó vừa phản ánh sự đúng đắn về đường lối đối ngoại, đối ngoại quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta, sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành trong cả nước; vừa đem lại niềm tự hào cho dân tộc ta về ý chí vươn lên, khẳng định mình trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, phức tạp, diễn biến khó lường. Chúng ta đang ngày càng có vị trí, vị thế xứng đáng, uy tín và tiếng nói được tôn trọng trong các quan hệ, diễn đàn quốc tế.
          Trước thực tế ấy, trong khi đa số người Việt Nam ở trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài vui mừng, thì một bộ phận nhân danh “những người yêu nước”, quan tâm đến “vận mệnh đất nước” lại tỏ ra “quan ngại”, “lo lắng” với những lý do bất bình thường. Họ bàn luận, bình luận khá nhiều vấn đề, trong đó, điều đáng buồn là có khá nhiều luận điệu thiếu thiện chí, xuyên tạc trắng trợn đường lối, hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Họ cho rằng, những hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta “mù mờ do bị chi phối bởi ý thức hệ lạc hậu”, rằng, “không minh bạch về mục đích, phương hướng”. Họ cho rằng đó là thủ đoạn ngoại giao “Bắt cá hai tay”, là “Biểu hiện sự hoảng sợ trước sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, nên phải cố tìm ra đối trọng”,...Rằng, “Không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy, do sợ phật lòng những đối tác chiến lược khác”(!).
Chúng ta không loại trừ trong số những người đưa ra những luận điệu này có người là do sự ngộ nhận, a dua do thiếu cân nhắc, thiếu thông tin, hoặc hiểu chưa đầy đủ, phiến diện về đường lối, hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng tỉnh táo để khẳng định rằng, hầu hết những người tung ra những luận điệu này đều tỏ rõ sự thiếu thiện chí, tỏ rõ ý đồ cố tình xuyên tạc, phá hoại đường lối, phủ nhận kết quả hoạt động đối ngoại của chúng ta.

Bản Hiến pháp hợp lòng dân

     Ngày 28/11/2013 tại Thủ đô Hà Nội, các đại biểu Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết nhất trí thông qua bản Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bổ sung, sửa đổi năm 2013 - sau đây gọi tắt là Hiến pháp năm 2013). Đây là bản Hiến pháp lần thứ 5 của nước ta cho đến thời điểm này, tiếp nối các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992. 
     Mỗi bản Hiến pháp đều có vị trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử riêng ở những thời điểm lịch sử rất khác nhau. Do đó, có thể khẳng định việc so sánh giữa các bản Hiến pháp của nước ta hoặc giữa Hiến pháp năm 2013 của nước ta với Hiến pháp của một số nước trên thế giới cũng cần phải cân nhắc và thận trọng.
     Tuy nhiên, nếu xét về nội dung, quy trình, thủ tục và kỹ thuật lập pháp thì ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy, bản Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới, tiến bộ, hiện đại và đặc biệt là đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại bộ phận nhân dân Việt Nam. Thế nhưng, có một điều “kỳ lạ” là, vẫn có một số người dù cố tình hay “vô ý” vẫn lên tiếng phản đối trực tiếp hoặc gián tiếp bản Hiến pháp này, nhất là trên các trang mạng xã hội, trên Internet và một số tài liệu tán phát ở cộng đồng dân cư dưới các luận điểm kiểu như: “Bản Hiến pháp mới không có gì mới”, “Quá trình lấy ý kiến nhân dân và biểu quyết thông qua ở Quốc hội chỉ là hình thức”, “Hiến pháp 2013 không đại diện cho đa số người dân Việt Nam”...

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - NGƯỜI LÃNH ĐẠO DUY NHẤT CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Tô Xuân Sinh
Hiện nay, có không ít các bài viết được đăng trên một số báo ở hải ngoại, trên mạng internet, các tài liệu truyền tay lớn tiếng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn khả năng độc quyền lãnh đạo đất nước, vì thế cần bỏ Điều 4 trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo của Đảng; rằng, hiện nay đất nước đang bế tắc về phát triển kinh tế nên đã đến lúc phải có một “lực lượng chính trị mới” lãnh đạo đất nước chứ không phải là Đảng Cộng sản Việt Nam v.v... Tóm lại, họ muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thôi giữ vai trò lãnh đạo xã hội Việt Nam, nhường quyền lãnh đạo dân tộc cho một “lực lượng chính trị mới”, có uy tín và năng lực hơn!
Vậy, phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự hết vai trò lịch sử, không còn đủ năng lực lãnh đạo đất nước? “Lực lượng chính trị mới” ấy là lực lượng nào? Họ đại diện cho giai cấp nào, tầng lớp nào trong xã hội ta? Mục tiêu, cương lĩnh xây dựng đất nước của họ ra sao? Phải chăng tác giả của những luận điểm trên “thành tâm lo cho dân cho nước”, “muốn đem trí tuệ và tài năng cống hiến cho đất nước” hay đó chỉ là một thủ đoạn chính trị, một mục tiêu chính trị phản động nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, dẫn dân tộc vào con đường nô lệ? Mỗi người Việt Nam trong thời điểm hiện nay phải thực sự nghiêm túc trả lời câu hỏi: tương lai của dân tộc ta sẽ như thế nào nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu như có một “lực lượng chính trị mới” nắm quyền lãnh đạo đất nước?
Trước hết cần khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không phải đã hết vai trò lịch sử đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc mà vai trò đó ngày càng tăng. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam là sứ mệnh lịch sử mà dân tộc, giai cấp công nhân, nhân dân lao động trao cho Đảng, đó là sự lựa chọn sáng suốt của lịch sử. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong trào yêu nước đã phát triển rất mạnh mẽ, sôi nổi nhưng đều thất bại, nhiều nhà yêu nước muốn tìm đường cứu nước, cứu dân tộc nhưng đều không thành. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng sự đòi hỏi của lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam được lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện được lý luận cách mạng - chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường thực sự là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam. Với mục tiêu đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, một xã hội không còn áp bức giai cấp, không còn tình trạng người bóc lột người, nhân dân làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống của mình, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được nhân dân ta, dân tộc ta hết lòng ủng hộ, một lòng tin theo Đảng. Trong suốt quá trình cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hàng vạn đảng viên cộng sản đã hy sinh trong ngục tù của thực dân, đế quốc, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của dân tộc, của nhân dân, kiên quyết một lòng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, trong khi các đảng phái của các giai cấp khác, các lưc lượng chính trị khác đếu tự tan rã, hoặc không được nhân dân ủng hộ, không thực hiện được mục tiêu chính trị mà họ đề ra.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng đã khẳng định rằng, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam mới có đủ bản lĩnh, năng lực uy tín kinh nghiệm được lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, thống nhất Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội - chủ nghĩa thành công. Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ thể hiện bản lĩnh kiên cường, tầm trí tuệ trong lãnh đạo đấu tranh cách mạng, trong tiến hành chiến tranh giải phóng đánh đuổi thực dân, đế quốc sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà còn thể hiện bản lĩnh, tâm trí tuệ trong lãnh đạo kinh tế, xây dựng đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế như hiện nay. Tuy còn có những vấp váp, những khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế nhưng đó là những bài học kinh nghiệm làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng dày dạn hơn, vững vàng hơn, lãnh đạo đất nước vững bước trên con đường đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

BÁC BỎ MỘT QUAN ĐIỂM SAI TRÁI VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

                                                                     VŨ NHƯ KHÔI

Gần đây, ở trong nước và nước ngoài, một số người nêu danh “nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã truyền bá luận điểm tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc. Họ giải thích tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, không có tư tưởng đấu tranh giai cấp, không có tư tưởng về cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Từ tiền đề này, họ rút ra kết luận:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin vì tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc, còn chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận đấu tranh giai cấp.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vì tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc, còn đường lối của Đảng là theo tư tưởng đấu tranh giai cấp “tả khuynh” của Quốc tế Cộng sản và của lãnh tụ các Đảng cộng sản lớn.
Thông qua lịch trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những điều chỉnh Người nói về tư tưởng của mình, chúng ta hãy xem luận điểm trên có phải là “tìm tòi sự thật” hay là sự xuyên tạc lịch sử?
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, nghĩa tình nhân đức và thiết tha yêu nước. Người được chứng kiến sự tàn bạo của thực dân, phong kiến và bản thân cũng lớn lên trong khổ đau, hoạn nạn. Vì thế, Hồ Chí Minh sớm có lòng yêu nước, thương dân. Hồ Chí Minh khâm phục tinh thần xả thân vì nước của các bậc tiền bối trong cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh... nhưng với nhãn quan chính trị độc lập và sáng suốt, Người không tán thành con đường cứu nước của các cụ vì mỗi con đường đó đều có hạn chế, khó có thể đi đến thành công. Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước mới với hành trang chỉ là chủ nghĩa yêu nước truyền thống và một trí tuệ mẫn tiệp. Trải qua gần mười năm bôn ba khắp bốn biển năm châu, nung nấu chí hướng cứu nước cứu dân, vừa lao động cùng những người anh em chung cảnh ngộ, vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi các tư tưởng mới..., nhận thức của Hồ Chí Minh chuyển biến từng bước. Mùa thu năm 1920, Hồ Chí Minh được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương của Lênin chỉ rõ cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Đó là chân lý của thời đại, là giải đáp tuyệt vời điều Hồ Chí Minh đang trăn trở, tìm tòi. Từ đây, Hồ Chí Minh xác định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Cũng từ đây, Hồ Chí Minh tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết bất hủ chỉ ra con đường giải phóng giai cấp vô sản và các giai cấp lao động khác, giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Sự chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước theo lập trường giai cấp vô sản là một quá trình hợp quy luật. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng coi việc chủ nghĩa yêu nước truyền thống Hồ Chí Minh bắt gặp chữ nghĩa Mác - Lênin là cuộc “hẹn gặp lịch sử”, hoàn toàn không phải như có người cố tình xuyên tạc rằng đó là một sự lai ghép cưỡng bức, vội vàng giữa cái cây truyền thống với cái mầm ngoại nhập”, tạo thành một “ảo ảnh”, mang “tính chất huyễn diệu”... !
Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về quá trình đó như sau:
Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác- Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
Tiếp thụ chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh không thụ động, mà dùng lập trường, quan điểm, phương pháp Mác - Lênin, vận dụng và phát triển những nguyên lý, quy luật chung của cách mạng thế giới vào đặc điểm tình hình các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Những luận điểm về chủ nghĩa đế quốc như một con đỉa có hai vòi, tính chủ động và khả năng thành công trước của cách mạng thuộc địa, nội dung chủ yếu của cách mạng thuộc địa, quy luật thành lập Đảng ở các nước thuộc địa, v.v...là những cống hiến lý luận to lớn của Hồ Chí Minh đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.

CÁI NHÌN THIẾU THIỆN CHÍ CỦA RSF VỀ TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

Dựa trên những thông tin thiếu khách quan, không trung thực, bóp méo sự thật, Bản phúc trình mang tên Chỉ số tự do báo chí 2014, của cái gọi là Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporteurs Sans Frontieres - RSF) đã xếp Việt Nam đứng gần chót trên tổng số 180 nước trên thế giới. Lý do mà họ đưa ra không có gì khác là Việt Nam kiểm soát và ngăn chặn internet, bắt giữ, giam cầm các bloggers có tiếng nói đối lập, v.v…
Đây không phải lần đầu tiên RSF đưa ra cái nhìn thiếu thiện chí, nhận xét sai lệch về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Hành động của những người đang nắm quyền điều hành RSF lộ rõ ý đồ, động cơ chính trị không tốt đối với Việt Nam. Cần phải khẳng định, sự thật về tự do báo chí ở Việt Nam trái ngược hẳn với những gì mà RSF đưa ra.
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân khai thác, sử dụng internet phục vụ phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo tinh thần ấy, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về tự do báo chí, tự do internet. Kết quả khảo sát của WeAreSocial - một tổ chức nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu đã cho thấy, tính đến tháng 12-2012, số người dùng internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người (tăng 10,8 triệu người so với năm 2008), chiếm 34% dân số (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Việt Nam hiện có hơn 3 triệu người dùng blog cá nhân để bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng... Tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) xếp hạng Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 8 châu Á về số lượng người sử dụng internet. Sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng và internet cho thấy, quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin ở Việt Nam đã có bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội.
Những trường hợp mà RSF gọi là “các bloggers có tiếng nói đối lập” thực chất, họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Lợi dụng đặc tính lan truyền nhanh, rộng và khó kiểm soát của thông tin trên mạng, những đối tượng đó đã xem internet là một trong những công cụ để tuyên truyền xuyên tạc các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời, truyền bá những luận điệu phản động gây hoang mang trong xã hội... nhằm chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân Việt Nam. Các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý họ là vì họ vi phạm pháp luật.
Những thành tựu về tự do báo chí nói chung, tự do internet nói riêng của Việt Nam là không thể phủ nhận. Những tiến bộ đó được sự ghi nhận, đánh giá cao của dư luận quốc tế. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những thành quả của mình và kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi suy nghĩ, hành động xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình tự do báo chí nói chung, tự do internet nói riêng ở Việt Nam./.

KIM NGỌC

VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ MÙA XUÂN NĂM 1975

                                                                                                                              
-PVL-
Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ 39 năm, tuy vậy đối với nhân loại tiến bộ, đối với nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chính trị gia trong nước và quốc tế, hẳn sẽ còn tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi, đi sâu tìm tòi, phân tích, đánh giá nhiều hơn nữa về cuộc chiến tranh của Mỹ tiến hành ở Việt Nam; đặc biệt là thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975.
Sáng 30/4 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 10, Quân đoàn 3
đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh tư liệu).
     Trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến ngày 30/4/1975), về cơ bản các ý kiến từ trước đến nay đều thừa nhận vai trò của bộ đội chủ lực, của các lực lượng vũ trang địa phương và sức mạnh quyết định của đòn tiến công về quân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, một trong những nhân tố rất quan trọng làm nên chiến thắng này chính là vai trò của quần chúng, nhất là sức mạnh của các đòn tiến công và nổi dậy của quần chúng nhân dân trong Chiến dịch.

Xe tăng T59 số hiệu 390 thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 húc đổ cổng Dinh Độc lập,
trưa ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)

Nhận diện, đấu tranh với các loại quan điểm sai trái, thù địch

GS, TS Vũ Văn Hiền
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (13/12/13)
Đấu tranh bác bỏ những luận điệu thù địch, sai trái với quan điểm, đường lối của Đảng, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư tưởng của Đảng hiện nay.
Bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay đang có những biểu hiện mới. Tình hình chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi quá trình “hậu khủng hoảng”. 
Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi hết sức cơ bản, nền kinh tế nước ta đang phát triển chậm lại, đời sống xã hội có những vấn đề nổi cộm. Trong khi đó, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ đi vào chiều sâu; an ninh biển đảo đang đứng trước những thách thức to lớn; các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta. 
Tình hình đó đặt ra những trách nhiệm nặng nề đối với cuộc đấu tranh tư tưởng, trong đó cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch càng trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Để thực hiện tốt trọng trách này, vấn đề nhận diện các loại quan điểm sai trái, thù địch là hết sức cần thiết. Sau đây, xin nêu những dạng quan điểm sai trái, thù địch để có những giải pháp xử lý cụ thể và thích hợp. 

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Biện pháp phòng chống thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch

                                                                                                        PVL
Việt Nam là một quốc gia “đất không rộng, người không đông”, song có một vị trí địa chính trị rất quan trọng ở khu vực Đông Nam Á - nơi có tuyến đường vận tải đường biển lớn nhất thế giới và là nơi giao thao của nhiều nền văn hóa. Cũng như nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam là một đất nước có nhiều tôn giáo song song tồn tại trong tiến trình lịch sử; trong đó có cả tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh. Số lượng tín đồ tôn giáo ở nước ta hiện nay chiếm trên 20% dân số và đang có chiều hướng tăng nhanh về số lượng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Khác với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, các tôn giáo ở Việt Nam dù nội sinh hay ngoại nhập, dù xuất hiện sớm hay muộn, có nhiều hay có ít tín đồ thì về cơ bản các tôn giáo đều chung sống hòa bình trong đại gia đình Việt Nam. Trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, dù không tránh khỏi những bất đồng, khác biệt nhất định, song nhìn chung các tôn giáo và tín đồ tôn giáo đều đoàn kết, chung sức xây dựng đất nước và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và thống nhất cho Tổ quốc; Đảng và Nhà nước ta đều nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Tuy nhiên, tôn giáo là một hiện tượng xã hội lịch sử phức tạp, đang có nhiều xu hướng phát triển và biến đổi khác nhau. Thực tế lịch sử ở nhiều nước và đặc biệt là ở Việt Nam thời gian qua đã cho thấy, chỉ một sự hiểu lầm, một tư tưởng cực đoan, sự nghi kỵ, mất niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; cộng với sự “hà hơi, tiếp sức” của các thế lực phản động trong và ngoài nước cũng có thể xảy ra những sự việc gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội rất nghiêm trọng. Các vụ việc đã từng xảy ra năm 1993 hay vụ việc Nguyễn Văn Lý năm 2001 ở Thừa Thiên Huế, vụ bạo động ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004, gần đây là vụ giáo xứ Thái Hà, giáo xứ Mỹ Yên ở  Nghệ An năm 2013, hoạt động của tà đạo Hà Mòn ở Kon Tum, tà đạo Dương Văn Mình và tà đạo Hoàng Thiên Long (còn gọi là đạo Tâm linh Hồ Chí Minh, đạo Bác Hồ)... ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã cho thấy, vấn đề tôn giáo ở nước ta vẫn đang tiềm ẩn diễn biến khó lường, đe dọa phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đáng nói là trong tất cả các vụ việc có liên quan tới vấn đề tôn giáo ở nước ta trong những năm qua đều ít nhiều có sự can thiệp của các thế lực phản động.
Vậy chúng ta phải làm gì để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo và phòng, chống có hiệu quả việc lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nước ta, đó là vấn đề cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để quần chúng nhân dân và các tín đồ tôn giáo nắm đúng, hiểu rõ, thực hiện nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Giữ gìn, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng bào lương giáo trên cơ sở truyền thống, bản sắc và lợi ích quốc gia dân tộc; gác lại những khác biệt để cùng chung tay xây dựng quê hương, xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bằng nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục để đồng bào, nhất là tín đồ tôn giáo có nhận thức đúng đắn và tự giác chấp hành pháp luật Nhà nước; thực hiện tốt cả “việc đời” và “việc đạo”. Đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước các hành động kích động, lôi kéo, mua chuộc của các phần tử cơ hội, phản động chống phá cách mạng Việt Nam, lợi dụng vấn đề tôn giáo, tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Năm Giáp Ngọ - Đồng hành cùng những chú ngựa


PVL

Kể từ sau khi bức tường Bec-lin (Đức) sụp đổ, chiến tranh lạnh được tuyên bố công khai chấm dứt, ngay sau đó là sự kiện chính trị Liên Xô và một số nước ở Đông Âu sụp đổ, chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một hệ thống chính trị tiến bộ - đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa sụp đổ. Các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ và các nước đồng minh chuyển trọng tâm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại ở châu Á, châu Mỹ La - tinh và các nước dân chủ, tiến bộ không đi theo quỹ đạo của Mỹ, trong đó có Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ kết hợp với thúc đẩy “tự diễn biến” (TDB), “tự chuyển hoá” (TCH) trong lòng các nước đối lập.
Bản chất của hiện tượng TDB, TCH trên thực tế đã manh nha xuất hiện từ rất lâu đời, với các biểu hiện như: tuyên truyền kích động, chia rẽ nội bộ đối phương; mua chuộc những cá nhân và bộ phận giữ vai trò quan trọng, chính yếu trong bộ máy chính quyền của lực lượng đối lập; tuyên truyền, phổ biến lối sống thực dụng, xa hoa, lãng phí, văn hoá phẩm đồi truỵ vào hàng ngũ đối phương…
Ở nước ta, việc nhận diện những biểu hiện của TDB, TCH đã được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới từ khá sớm, nhất là khi Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành đảng cầm quyền. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần hai) khoá VIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng tuy chưa đề cập tới thuật ngữ TDB, TCH nhưng đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hiện tượng này ở một số cán bộ, đảng viên. Tiếp sau đó, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Đảng ta đã chỉ ra bốn nguy cơ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và đe doạ sự tồn vong của chế độ chính là sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí… - đây thực chất chính là những biểu hiện của TDB, TCH trong một bộ phận cán bộ của Đảng. Thuật ngữ TDB, TCH lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện Đaị hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, khi Đảng ta chỉ ra: “Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp”[1].

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

HOÀNG SA, TRƯỜNG SA - MỘT PHẦN ĐẤT MẸ THIÊNG LIÊNG

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội Hải quân.
Quân kỳ Quyết thắng của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhìn từ vũ trụ.
Lung linh, huyền ảo Quần đảo Trường Sa.
Cán bộ, chiến sĩ hải quân - Tuần tra nơi hải đảo.
Bình minh nơi cửa biển.
Phút giải lao hiếm hoi nơi thao trường nắng gió.
Lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Luôn bên cạnh các anh - 
Những người con ưu tú của đất mẹ Việt Nam nằm lại nơi hải đảo.
Cả nước hướng về bộ đội Trường Sa.
Cháu bé ước mơ được làm "Cô bộ đội".
Cháu vẽ "chú bộ đội đứng gác nơi đảo xa".
Bộ đội hải quân huấn luyện hiệp đồng đánh chiếm đảo.
Đặc công Hải quân luyện tập sẵn sàng chiến đấu.
Biên đội máy bay Su 30MK bay tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Trình diễn võ thuật của bộ đội hải quân.
Chiến sĩ hải quân chăm sóc vườn rau xanh trên đảo Trường Sa lớn.
Lưu luyến chia tay người thân trên Quân cảng Cam Ranh.
"Em ơi đợi anh về".
Phan Lương (st).





Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

NHẬN DIỆN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HOÁ” TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY


-PVL-

Kể từ sau khi bức tường Bec-lin (Đức) sụp đổ, chiến tranh lạnh được tuyên bố công khai chấm dứt, ngay sau đó là sự kiện chính trị Liên Xô và một số nước ở Đông Âu sụp đổ, chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một hệ thống chính trị tiến bộ - đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa sụp đổ. Các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ và các nước đồng minh chuyển trọng tâm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại ở châu Á, châu Mỹ La - tinh và các nước dân chủ, tiến bộ không đi theo quỹ đạo của Mỹ, trong đó có Việt Nam bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ kết hợp với thúc đẩy “tự diễn biến” (TDB), “tự chuyển hoá” (TCH) trong lòng các nước đối lập.
Bản chất của hiện tượng TDB, TCH trên thực tế đã manh nha xuất hiện từ rất lâu đời, với các biểu hiện như: tuyên truyền kích động, chia rẽ nội bộ đối phương; mua chuộc những cá nhân và bộ phận giữ vai trò quan trọng, chính yếu trong bộ máy chính quyền của lực lượng đối lập; tuyên truyền, phổ biến lối sống thực dụng, xa hoa, lãng phí, văn hoá phẩm đồi truỵ vào hàng ngũ đối phương…
Ở nước ta, việc nhận diện những biểu hiện của TDB, TCH đã được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới từ khá sớm, nhất là khi Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành đảng cầm quyền. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần hai) khoá VIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng tuy chưa đề cập tới thuật ngữ TDB, TCH nhưng đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hiện tượng này ở một số cán bộ, đảng viên. Tiếp sau đó, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Đảng ta đã chỉ ra bốn nguy cơ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và đe doạ sự tồn vong của chế độ chính là sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí… - đây thực chất chính là những biểu hiện của TDB, TCH trong một bộ phận cán bộ của Đảng. Thuật ngữ TDB, TCH lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện Đaị hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, khi Đảng ta chỉ ra: “Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp”[1].