Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Cảnh giác với thông tin xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội

Hiện nay, trên internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, blog cá nhân xuất hiện rất nhiều thông tin xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế-xã hội; bôi nhọ, vu khống các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Khi tiếp cận những thông tin này, nếu không có trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ rất dễ hoang mang, dao động. Vì vậy, mỗi người dân nói chung, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nói riêng cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin xấu độc này.
Thông thường, trước mỗi kỳ đại hội Đảng, các thế lực phản động, thù địch lại điên cuồng chống phá, chúng đưa ra những luận điệu sai trái, thông tin độc hại, đả kích, chia rẽ, bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc nội bộ... ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân ta. Đó là âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”.
Trong quân đội ta, việc sử dụng internet được quản lý chặt chẽ. Cán bộ, sĩ quan, QNCN, CNVQP khi truy cập internet, tham gia các trang mạng xã hội tuyệt đối không được phép để lộ, lọt những thông tin liên quan đến bí mật của quân đội. Tuy nhiên, do nhận thức, suy nghĩ chủ quan, đơn giản, thời gian qua vẫn còn không ít cán bộ, chiến sĩ đưa những thông tin, hình ảnh liên quan đến hoạt động huấn luyện chiến đấu của đơn vị; hoặc viết những trạng thái suy nghĩ (status), những bình luận (comment) không phù hợp.
Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong quân đội cần tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ việc sử dụng internet, mạng xã hội của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm các quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đồng thời, để nâng cao “sức đề kháng” cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trước những thông tin xấu độc trên internet, cấp ủy, người chỉ huy các cấp cần phải định hướng thông tin cho cán bộ, chiến sĩ; chủ động phân tích, vạch trần những luận điệu sai trái, xuyên tạc; định hướng cán bộ, chiến sĩ truy cập thông tin từ các báo điện tử chính thống, không bị “nhiễu” tư tưởng từ thông tin xuyên tạc, bịa đặt./.
QUANG DƯƠNG

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Thơ: NHẮN GỬI “PHAN HUY, MPH”

                            PVL
Đã lâu cũng chẳng làm thơ
Nhưng nay mạo muội viết vài đôi câu
Viết ra không phải làm giầu
Cũng không mong muốn mình mau đổi đời.
Chẳng qua muốn gửi đôi lời
Cho “Ông” tác giả gọi là Phan Huy (*)
Thủa xưa các cụ dạy rằng:
“Nếu mình không biết thì ngồi mà nghe,
Đừng vì kiến thức tò te
Mà ra diễu võ, giương oai dạy người”.

Phan Huy(!), ông ở đẩu đâu
Hiểu gì, “Bộ đội Cụ Hồ” của dân,
Mà lên facebook bản thân
Tự do xuyên tạc, những lời ngu xi.
Nói dài, viết lắm làm chi
Ai mà thèm đọc những lời của ông.

70 năm (**) - cuộc hành quân
“Bộ đội Cụ Hồ”, sáng ngời, vẻ vang
Vì non, vì nước, vì làng
“Vì dân phục vụ”, chẳng màng hiểm nguy.
Mà ông nay lại tinh vi
“Nghe hơi, nồi chõ”, nói nhiều, viết sai.

Tương lai đất nước còn dài
Nhưng mà sức lực một người ngắn thôi
Nhân đây tôi gửi đôi lời
Cho ông tác giả gọi là “Phan Huy”:
“Rằng nên để sức dưỡng già
Vui vầy nhà cửa, sớm hôm bạn bè
Đừng nên nghe chuyện vỉa hè
Mà nói không nghĩ, viết lời không hay
Kẻo mà nhắm mắt, xuôi tay
Vẫn không được rước trở về cố hương”./.
 

* Phan Huy MPH: là tác giả bài thơ “Tâm tình cùng Bộ đội” - sai trái, xuyên tạc đăng trên Intrernet.
** Năm 2014, kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân./.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Hồi âm bài viết “Yêu nước thế nào cho có văn hóa ?” của Trần Công Hưng trên BBC tiếng Việt

                                                                                                        PVL
Có lẽ không phải tranh luận, bàn cãi thì ai cũng hiểu ít nhiều về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Vẫn biết mỗi thời mỗi khác, mỗi người hiểu về lòng yêu nước và thực hành yêu nước theo những cách khác nhau. Nhưng phải thấy rằng, dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, thậm chí là “lá rách ít, đùm lá rách nhiều”.
Nếu ai không công nhận, không tán đồng với quan điểm “dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước” thiết nghĩ cũng chẳng sao. Xã hội có người này, người khác, có người nhận thức cao, nhận thức trung bình và nhận thức thấp... song điều quan trọng là họ xem xét về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam bằng thái độ gì? thiện cản, chân thành hay thù hằn, ác ý.

PHÒNG CHỐNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA INTERNET VÀ CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


PVL
1. Internet và các trang mạng xã hội - Thành tựu vĩ đại, tác động đa chiều
Internet ra đời là một thành tựu vĩ đại của nhân loại trong thế kỷ XX. Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET do Cơ quan Quản lý dự án Nghiên cứu phát triển ARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1969. Năm 1974, thuật ngữ “Internet” chính thức xuất hiện, tuy nhiên, dấu mốc lịch sử quan trọng của nó được xác lập vào giữa thập niên 80 của thế kỷ XX khi tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau, gọi là mạng NSFNET. Với nhiều tính năng, tiện ích vượt trội, khả năng kết nối mở, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, “mạng của các mạng” và được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội đến đối ngoại và an ninh, quốc phòng. Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển và tạo ra “kỷ nguyên công nghệ truyền thông kỹ thuật số”, trong đó, đáng chú ý là sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Yahoo, Yume, Zingme, You Tube, Blog…