Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Đặng Chí Dũng, Bùi Tín - “Những Lều báo tự do”, ngồi co do, hò hét và đoán mò thế sự (!)

-PVL-

Nhân việc Quốc hội khóa XIV Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất chưa đưa vào chương trình làm việc, thông qua Luật Biểu tình và nhân việc nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước ta, Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời báo chí nêu rõ nguyên do chưa thông qua luật này. Bất cần lý do là gì, tại sao, lấy danh nghĩa và tư cách gì, nhưng với động cơ chính trị rõ ràng là đả kích, châm chọc, xuyên tạc trắng trợn, trên các trang mạng xã hội Facebook, Blog, Zalo, Website thậm chí là các bài viết tự do trên VOA Việt Ngữ, BBC, RFI… Các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã “nhẵn mặt” trên diễn đàn, trong đó có Bùi Tín, Phạm Chí Dũng - “Những Lều báo tự do” lại kêu la những tiếng man dại, chẳng giống ai. Nào là chúng cho rằng “Bà Chủ tịch Quốc hội cũng phải học làm người”, “Rối loạn đất nước: mất lòng dân còn hơn mất lòng đảng”… Chúng ngang nhiên xuyên tạc lý do Quốc hội chưa đưa vào chương trình làm việc và thông qua Luật Biểu tình mà không nêu rõ lý do là “hoàn toàn bịp bợm”, “trò lố về chính trị”, “lừa gạt nhân dân và vi phạm nhân quyền”... Thậm chí chúng còn soi mói ngay cả cách ăn mặc, trang điểm của Nữ Chủ tịch Quốc hội được nhân dân kính trọng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Những việc vốn thuộc về đời tư của cá nhân, mà ngay cả ở các nước châu Âu, hay nước Mỹ cũng phải được tôn trọng, vì đó là tự do cá nhân, cũng chính là vấn đề “dân chủ”, “quyền tự do của cá nhân” mà chính các ông hô hào, nhưng lại tự trà đạp lên điều mình nói, mình đang đấu tranh.


Khách quan mà nói, việc Quốc hội giao cho Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, soạn thảo và trình Quốc hội thông qua Luật Biểu tình đã vài năm nay nhưng vẫn còn vướng mắc, chậm trễ cũng có phần trách nhiệm của những người được giao trọng trách. Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội nước ta chưa bao giờ mạnh dạn đổi mới tư duy và hành động quyết liệt đến vậy trong việc nghiên cứu, soạn thảo, ban hành Hiến pháp và các đạo luật như mấy năm gần đây. Điều này không cần nói nhiều, hay tuyên truyền nhiều thì nhân dân, bạn bè quốc tế, ngay cả các cơ quan truyền thông nước ngoài cũng đã thấy rõ ràng không phải bàn cãi. Rằng các cơ quan công quyền, các nhà lập pháp, những đại biểu của nhân dân đang căng sức làm việc, mạnh dạn đổi mới và hành động để ban hành và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, các đạo luật, thông tư, hướng dẫn, nghị định… “tạo khung hành lang pháp lý” để quản lý và điều hành xã hội tốt hơn, hiệu quả hơn vì mục tiêu nhất quán, xây dựng nước Việt Nam thực sự “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; vì lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn Việt Nam và sự phát triển mạnh mẽ, ổn định, bền vững của đất nước.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, bất cứ một quốc gia nào, một đạo luật nào ban hành ra cũng đều nhằm mục đích duy trì ổn định, trật tự xã hội, vì lợi ích chung của quảng đại quần chúng nhân dân. Nhưng nó sẽ không thể và không bao giờ làm hài lòng tất cả mọi lực lượng, mọi giai tầng trong xã hội vì nhiều lý do và động cơ khác nhau, trong đó có những động cơ chính trị. Và trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực bất ổn như hiện nay, việc nghiên cứu và ban hành một đạo luật như Luật Biểu tình ở Việt Nam phải đặt lên “Bàn cân” để xem xét giữa cái “Lợi” và “Hại”, cái “Được” và “Mất” là điều hết sức bình thường. Bởi vì, như chúng ta đã thấy, tình trạng bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi, tình hình tội phạm và khủng bố đe dọa khắp thế giới. Ngay tại châu Âu, hay Hoa Kỳ - Những nơi vốn được các nhà “Dân chủ”, “Nhà chính trị”, “Nhà hoạt động nhân quyền” ca ngợi là an toàn nhất, dân chủ nhất… Tại những nơi này, các nhà lập pháp cũng phải đặt lên bàn nghị sự việc xem xét lại các đạo luật, các quy định kiểm soát an ninh, duy trì trật tự xã hội… Điển hình là Mỹ đang xem xét quy định kiểm soát và sở hữu súng đạn; Đức đang xem lại chính sách Nhập cư… Điều này cho thấy, việc ban hành các quy định, các đạo luật là việc làm nội bộ của các quốc gia, nhưng đều xuất phát từ tình hình thực tiễn, đều được cân nhắc giữa cái “Được” và “Mất”, giữa quyền lợi của đa số người dân và thiểu số bộ phận trong xã hội và tất nhiên là chính sách sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người, tất cả các đảng phái chính trị. Âu đó cũng là lẽ rất đỗi bình thường.
Vậy, việc Quốc hội Việt Nam chưa xem xét thông qua Luật Biểu tình có gì lạ, có gì bất thường mà các “Lều báo tự do” kiểu như Bùi Tín, Phạm Chí Dũng… cứ phải kêu loạn lên, phát ngôn bừa bãi, thảm thiết và vô vọng đến vậy trên các diễn đàn? Thiết nghĩ có mấy vấn đề sau đây:
Thứ nhất, các vị này vốn đã không có thiện chí với Đảng Cộng sản, với Chính phủ Việt Nam, và sâu xa hơn là với Nhân dân Việt Nam. Họ là ai? mọi người đã biết - Đều là những người đã từng là “Con dân đất Việt”, được ăn học, được nuôi dưỡng, trở che từ mảnh đất này. Đã từng là cán bộ, công chức Nhà nước, nhưng do bản lĩnh chính trị kém, tham vọng cá nhân, ích kỷ hẹp hòi, lại bị các cá nhân và tổ chức phản động lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc… nên đã “trở cờ”, luôn tìm mọi cách, mọi chỗ, vì mọi lý do để xuyên tạc, vu khống, kích động nhân dân; nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ, kể cả những chủ trương, chính sách rõ mười mươi là đúng đắn, là cần thiết, là phù hợp, đứa trẻ lên 5 tuổi cũng phân định được đúng - sai, nhưng những người này thì không thấy được. Như vậy lần này, họ lại lên “diễn đàn” hô hào, kêu la, phê phán Quốc hội, nữ Chủ tịch Quốc hội kiểu như: “Bà Chủ tịch Quốc hội cũng phải học làm người”, “Rối loạn đất nước: mất lòng dân còn hơn mất lòng đảng”…  cũng không có gì lạ, chỉ làm cho mọi người thêm hiểu rõ bản chất thâm độc, xấu xa của mình mà thôi.
Thứ hai, mục đích của việc Phạm Chí Dũng, Bùi Tín… viết bài trên diễn đàn, gửi đăng trên các phương tiện thân phương Tây không phải là “góp ý”, hay “phản biện xã hội”. Bởi vì, ngay từ cách đặt vấn đề, nội dung cho tới lời kết người đọc đều không thấy thái độ hợp tác, chân thành để xây dựng đất nước, hay giúp Quốc hội khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm làm tốt hơn chức năng “Lập pháp tối cao” vì quyền lợi của đất nước và nhân dân. Thái độ này ai cũng nhận ra là hằn học, mỉa mai, châm chọc, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn, thiếu khách quan, phiến diện một chiều, “thấy cây mà không thấy rừng”, “biết một mà chẳng biết hai” của những “Trí thức trở cờ”, những “Lều báo tự do” chuyên ngồi trong só bếp ở tận đâu đâu mà “đoán mò thế sự” ở Việt Nam.
Thứ ba, phương thức, phương tiện họ sử dụng để thể hiện chính kiến cũng không có gì mới, vẫn là trên các trang mạng xã hội, trên Blog cá nhân, hay một vài bài viết câu khách, lấy vài chục, hay vài trăm USD nhuận bút của các Nhà đài vốn không có thiện chí khách quan với Đảng Cộng sản, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam như BBC, VOA hay RFI mà thôi. Nếu là nhà khoa học thực thụ, những nhà chính trị đối lập nhưng có bản lĩnh và dũng khí đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, vì “tiến bộ xã hội”… xin mời các “Ông” hãy tham gia các Hội thảo khoa học quốc tế, đấu tranh, tranh luận sòng phẳng với các học giả để làm rõ trắng đen, phải trái. Để các học giả, bạn đọc toàn thế giới xem xét, đáng giá thật khách quan về đất nước và con người Việt Nam, về hoạt động của Quốc hội Việt Nam, nhất là trong vài năm trở lại đây, điển hình là việc bạn bè quốc tế, các nghị sĩ khắp năm châu đánh giá, nhận xét về Việt Nam và hoạt động của Quốc hội Việt Nam nhân sự kiện nước ta tổ chức Hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tháng 3 năm 2015.
Thứ tư, trên thực tế Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đã nhất trí quan điểm xem xét, ban hành Luật Biểu tình ngay từ năm 2011. Điều này cho thấy không phải chúng ta không muốn ban hành, hoặc cố tình trậm trễ ban hành Luật này trong quá trình lập pháp. Do vậy những quan điểm, luận điệu kiểu như của Bùi Tín, Phạm Chí Dũng… cho rằng Quốc hội ta: “cố tình phớt lờ dân chủ, nhân quyền”, “chậm triển khai luật”, “làm mất lòng dân còn hơn mất lòng đảng”… đều là những quan điểm chính trị đối lập, là hoàn toàn phiến diện, không có cơ sở. Và trên thực tế Bộ Công an đã nghiêm túc triển khai thực hiện các bước, các công việc để sớm cho ra đời Dự thảo luật này, xin ý kiến các chuyên gia, các bộ, ngành liên quan trước khi trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, thông qua. Do vậy không thể coi đó là “trò đùa chính trị”, là “hành động mỵ dân” như các thế lực phản động xuyên tạc.
Tuy vậy, do tình hình đất nước ta có nhiều điểm khác biệt so với các nước đã có Luật Biểu tình, từ văn hóa, trình độ nhận thức về pháp luật, trình độ làm luật của chúng ta cũng có những hạn chế nhất định. Đặc biệt, tính chất xã hội phức tạp có liên quan tới khái niệm, nội hàm, phạm vi, tính chất, địa điểm, lực lượng tổ chức và tham gia biểu tình… vẫn đang còn có nhiều quan điểm khác nhau, dự báo nếu chưa nghiên cứu kỹ, sâu sắc, tư duy chủ quan áp đặt, nóng vội, thì ý nghĩa, tác dụng của việc ban hành Luật Biểu tình ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại lại không đạt được, thậm chí phản tác dụng. Tạo cơ hội thuận lợi cho các phần tử xấu, cơ hội, phản động có thêm động lực, công cụ, phương tiện, hành lang pháp lý… để lôi kéo, kích động biểu tình bất hợp pháp, gây rối an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội. Tức là Luật Biểu tình ban hành vội hoặc chưa chặt chẽ có thể tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch gây sức ép với chính quyền, kích động người dân trong nước và lôi kéo sự ủng hộ, hậu thuẫn cả về tài chính, nhân lực và chính trị từ các tổ chức phi chính phủ, thậm chí là sự “hậu thuẫn” của các chính phủ phương Tây nhằm gây bất ổn tình hình ở Việt Nam, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, nhất là bạo loạn chính trị ở nước ta.
Thứ năm, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quốc hội ta là tiếp tục nghiên cứu thực tế tình hình, xin ý kiến rộng rãi của chuyên gia trong và ngoài nước, của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ, trí thức… và có các cuộc Hội thảo, tọa đàm bàn sâu kỹ hơn về vấn đề này, để khi Luật Biểu tình được thông qua bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, có tác dụng theo đúng nghĩa, tránh việc lợi dụng Luật này gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Do đó, các ý kiến cho rằng: “Quốc hội Việt Nam thất hứa”, “Lùi thời gian ban hành Luật Biểu tình vô thời hạn”, “Chưa ban hành Luật Biểu tình là vi phạm nhân quyền”… đều không có cơ sở lý luận và thực tiễn.
Những công dân Việt Nam chân chính, những người có lương tri, có tâm trong sang, dù chúng ta ở đâu, làm gì, sống dưới chế độ chính trị nào, nền văn hóa ra sao, chúng ta đều mong muốn xã hội được quản lý, điều hành bởi những Chính phủ do dân bầu, hợp pháp, hợp hiến. Các đạo luật do Quốc hội, Nghị viện… các nước ban hành đều phù hợp chuẩn mực luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tế đất nước đó, thể hiện tiếng nói của nhân dân nước đó, chứ không phải theo ý kiến chủ quan, áp đặt của một số người, của một số thế lực và chính phủ tự cho mình “Làm quan thiên hạ”, “Thay trời hành đạo”… trên toàn thế giới.
Bởi lẽ đó, nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế tiến bộ vẫn chờ đợi và hy vọng thời gian tới Luật Biểu tình sẽ được Quốc hội xem xét, ban hành bảo đảm chặt chẽ, có tác dụng thúc đẩy dân chủ trong xã hội, vì sự tiến bộ và phát triển bền vững của đất nước chứ không phải vì mấy Ông “Lêu báo tự do” như Phạm Chí Dũng, Bùi Tín - “Ngồi co do, đoán mò thế sự ở Việt Nam”. Và để làm được tốt việc chuẩn bị và ban hành Luật Biểu tình, với thái độ cầu thị và học hỏi, vì lợi ích chung, chúng ta hy vọng sẽ nhận được những ý kiến, góp ý, phản biện xã hội tích cực, có chất lượng của quần chúng nhân dân, của các chuyên gia, các nhà khoa học cả trong nước và quốc tế./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét