Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Bài ca Chiến thắng

_Lính Trẻ_
45 năm qua rồi đất nước hết chiến tranh
Dải đất thân thương vọn toàn hình chữ "S"
Nay ta một mình thênh thang đường ta bước
Ngẩng mặt, tự hào, bởi đất nước vươn xa.

Cũng đúng ngày này mấy chục năm qua
Sài Gòn hoan ca, phố phường im tiếng súng
Mấy chục triệu người Trái tim như ngừng đập
Nước mắt chảy dài, niềm vui sướng dâng cao.

Thống nhất nước nhà bao thế hệ ước ao
Lớp lớp cha anh chào quê hương ra trận
Sách, bút, giảng đường, bao sinh viên tạm biệt
Cầm súng lên đường viết tiếp bản Hùng ca.

Giây phút tự hào, Xe tăng của Chúng ta
Húc đổ cổng rào, lao lên về phía trước
Chiến sĩ gầy gò, cầm Quân kỳ Quyết thắng
Khẳng định chủ quyền Dinh Thống Nhất về ta.

Cũng đúng ngày này mấy chục năm sau
Đất nước hoan ca, mừng ngày vui Thống nhất
Thế giới nghiêng mình trước Việt Nam bé nhỏ
Lại thắng nữa rồi, dịch Cô-vít tiêu tan.

Em ơi dẫu rằng còn rất lắm gian nan
Cuộc sống mưu sinh, kẻ thù luôn kề cạnh
Đoàn kết một lòng, Việt Nam ta thêm mạnh
Viết tiếp Tình khúc Vàng "Việt Nam mến yêu ơi"!

_ HVCT, Hà Đông, Hà Nội, 13h15, ngày 30/4/2020_






Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Có lẽ nào!


         
                        _ Lính Trẻ _
Có lẽ nào Em đã quên Anh
Mùa Xuân tới Em không về Quê nữa
Con đường xưa gồ ghề nay thảm nhựa
Hàng cây Cau nay đã lớn quá đầu.

Em không về mình lại dắt tay nhau
Như thời trẻ đi về ven xóm nhỏ
Rặng tre thưa, thầm thì Anh nói nhỏ:
"Lớn lên Anh sẽ đến cưới Em về".

Anh lên đường nhập ngũ phải xa Quê
Không còn được ngắm Bằng lăng trước cửa
Không cùng Em ngắm hoàng hôn cháy đỏ
Chỉ Em thôi, mỗi buổi học đi về.

Có lẽ nào Em đã xa Anh
Reo trống vắng trong nắng chiều cô quạnh
Mùa Hè sang mà Tim Anh buốt lạnh
Nhớ về Em, như Bến nhớ con Đò.

Có lẽ nào Em đã quên Anh
Nhiều năm qua, Em không về Quê nữa
Hàng Tre xưa thì thào như khản giọng
Gọi tên Em, Anh cũng hết hơi dần.

Có lẽ nào đời như một bức tranh
Vẽ trên Cát, cuối buổi chiều biển lặng
Em đâu rồi, để trong Anh trống vắng
Như Em thơ 2 tuổi ngóng Cha về.

Có lẽ nào Em ở nơi quá xa
Nơi phồn hoa, không bến Tàu qua lại
Nên nhiều năm rời quê _ Em thấy hãi
Xách ba lô _ Em lại ngại không về./.

_ Trưa nắng nhớ em, SQCT, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội, 27/5/2020_















Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

NHẬN DIỆN MỘT SỐ ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY



-Lính Trẻ-
Các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề “tôn giáo” cùng với các vấn đề về “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”,… để chống phá cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Trọng tâm là tuyên truyền, cổ súy tư tưởng ly khai, chống đối, ủng hộ tài chính, tài liệu, công cụ,... hỗ trợ cho các phần tử bất mãn, quá khích ở trong nước nhằm kích động biểu tình, gây bạo loạn cục bộ, tạo cớ để các tổ chức nước ngoài, các thế lực thù địch can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, kể cả can thiệp vũ trang. Do vậy, nghiên cứu kỹ và nhận thức đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của kẻ thù, nhất là lợi dụng vấn đề “tôn giáo” chống phá cách mạng Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết từ đó để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, mỗi cá nhân có chủ trương, biện pháp xử lý và đối phó kịp thời, có hiệu quả.
Ngay từ khi Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Sài Gòn, Polga - Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đã nói đại ý rằng: Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam thì lực lượng đấu tranh với Cộng sản, chủ yếu là tôn giáo. Trong suốt nhiều năm sau ngày đất nước ta hoàn toàn được giải phóng, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta dưới nhiều hình thức phức tạp. Gần đây, chúng lại ra sức tung tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Đặc biệt, ngày 09/02/2017, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ (USCIRF) Thomas Reese trong buổi “Phổ biến tài liệu tổng kết tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam”, tiếp tục xuyên tạc và yêu cầu Mỹ và các tổ chức nhân quyền, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ,... có tiếng nói và hành động kiên quyết hơn để: “Việt Nam cần bị đưa lại vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt nếu không thực thi những cải cách về tự do tôn giáo đúng với tiêu chuẩn quốc tế”.
Các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch hiện nay tiếp tục được “tôn giáo hoá”, “quần chúng hoá” và “quốc tế hoá”; đồng thời, chuyển hướng mạnh về hoạt động ở các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Bắc Tây Nguyên, miền núi Trung du phía Bắc và Tây Bắc, nội dung trọng tâm của chúng là lôi kéo, tập hợp lực lượng từ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên vào các hoạt động chính trị trái pháp luật, đặc biệt là tôn giáo. Do đó, công tác đấu tranh của các cơ quan, các lực lượng chức năng cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Cụ thể, chúng đang tập trung vào một số âm mưu, thủ đoạn chính như sau:
Một là, tiếp tục dương cao chiêu bài đấu tranh đòi “tự do tôn giáo”, “tự do báo chí”, “tự do lập hội” để phụ hoạ với các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch nước ngoài chống phá Đảng, Nhà nước, khối đại đoàn kết dân tộc và sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, lợi dụng các vấn đề xã hội phức tạp, nhạy cảm như: ô nhiễm môi trường ở các tỉnh ven biển miền Trung năm 2018, 2019; chính sách giáo dục, tiêu cực trong thi trung học phổ thông năm 2018; thu phí BOT; Quốc hội khóa XIV thông qua Luật An ninh mạng và có hiệu lực từ năm 2019 để xuyên tạc, kích động biểu tình, bạo loạn, tuần hành; tạo ra sự nhiễu loạn thông tin, tâm lý nghi ngờ, hoang mang dao động, nhất là gây nên sự bất mãn trong chức sắc, chức việc, quần chúng tín đồ và các tổ chức tôn giáo đối với Đảng, Nhà nước cũng như các cấp chính quyền ở địa phương.
Hai là, đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, uy hiếp, lấn lướt, cản trở các hoạt động của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương, lôi kéo nhân dân, tập hợp lực lượng công khai phản đối, từng bước “vô hiệu hoá” hoạt động của chính quyền cơ sở, nhất là hoạt động quản lý Nhà nước đối với tôn giáo. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì chúng kích động quần chúng tín đồ ra đối đầu với cán bộ, cơ quan công quyền, các lực lượng thực thi pháp luật ở cơ sở và sử dụng các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông xã hội, tờ rơi, đơn, thư tố cáo, khiếu nại,... để tán phát tài liệu, hình ảnh vu khống cơ quan chức năng, kêu gọi và tập hợp lực lượng, sự hỗ trợ, can thiệp của các tổ chức phản động, các thế lực thù địch từ bên ngoài.
 Ba là, tăng cường các hoạt động từ thiện, xã hội để phát triển lực lượng, bành trướng thế lực của giáo hội. Đồng thời, khống chế, nắm giữ quần chúng tín đồ và tách họ khỏi ảnh hưởng của Đảng, Nhà nước, chính quyền cơ sở. Điển hình nhất là các hoạt động của một số linh mục và giáo dân ở các tỉnh miền Trung, nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Bốn là, kích động quần chúng tín đồ tiến hành tụ tập đông người, tuần hành, gây rối, bạo động chính trị, bạo động vũ trang nhằm chống đối chính quyền, ủng hộ những nhân vật đối lập trong các cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, ủng hộ các đối tượng mà chúng gọi là “tù nhân lương tâm”, đang bị chính quyền bắt giam, xử lý theo quy định của pháp luật để quấy nhiễu, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội trong nước, làm giảm uy tín chính trị và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm là, lợi dụng quan hệ tôn giáo để móc nối với các thế lực thù địch ở nước ngoài. Qua đó, tìm kiếm sự viện trợ về kinh tế, hậu thuẫn về tinh thần, thống nhất đường hướng và “quốc tế hoá” các hoạt động chống đối của chúng./.