PVL
Những ngày qua trên các trang
mạng xã hội, báo điện tử liên tục đưa tin, đăng ảnh về việc người dân đổ xô ra đường
hôi bia từ sau một vụ lật xe trở Công-te-nơ (Container) ở Đồng Nai. Vụ việc
tưởng chừng như không quá nghiêm trọng và đáng để chúng ta suy ngẫm, bình
luận vì có vẻ nó vẫn rất vụn vặn, nhỏ bé trong khi có rất nhiều sự kiện quan
trọng khác đang diễn ra khắp năm châu, bốn biển.
Tuy nhiên, sâu chuỗi lại nhiều
vụ việc tương tự liên tiếp xảy ra trong thời gian qua cả ở thành thị và nông
thôn, miền Bắc, miền Trung và giờ là miền Nam đã cho thấy đây là một vấn đề
không hề nhỏ, xét cả dưới khía cạnh đạo đức và pháp lý.
Người dân đổ xô ra hôi bia sau vụ lật xe ở Đồng Nai ngày
4/12/2013.
Người xưa có câu “Con ơi nhớ lấy
câu này, cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” có ngụ ý phê phán những hành vi
vi phạm pháp luật và đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức trong xã hội: đó là nạn
cướp bóc, ăn chặn của người dân dù được tiến hành và che đậy dưới bất kỳ hình
thức nào - công khai hay dấu mặt của những lực lượng xấu trong xã hội. Đồng
thời, câu nói của người xưa cũng có dụng ý giáo dục đề cao tinh thần cảnh giác,
ý thức tự bảo vệ của người dân, nhất là trong những thời kỳ loạn lạc, xã hội
rối ren.
Tuy vậy, trong xã hội hiện nay,
có những hành vi cũng chẳng khác gì “ăn cướp” được tiến hành công khai, lặp đi
lặp lại ở nhiều nơi mà chưa có đối tượng nào bị đem ra xử lý: đó là nạn “hôi
của”.
Ai cũng thừa nhận, dân tộc ta
có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách, thương người
như thể thương thân”... điều này đã được lịch sử chứng minh, nhất là khi đất
nước gặp thiên tai, địch họa. Nhưng hiện nay, khi đất nước đã phát triển, đời
sống và trình độ dân trí đã được nâng lên đáng kể thì những vụ việc “hôi của” như ở Đồng Nai vừa qua thật đáng báo động và
xấu hổ. Trước đó ngày 12/9, tại Hà Nội, sự kiện Đại sứ quán Hà Lan tổ chức phát
tặng 3.000 áo mưu miễn phí trong Chương trình “Đừng để bị ướt mưa” có
ý nghĩa chính trị và nhân văn cao cả cũng đã phải kết thúc nhanh ngoài dự kiến
vì cảnh hỗn loạn, tranh giành của người dân tham gia...
Hỗn loạn trong Chương trình phát áo mưa
miễn phí do Đại sứ quán Hà Lan
tổ chức ngày 12/9/2013 tại Hà Nội.
tổ chức ngày 12/9/2013 tại Hà Nội.
Tranh giành đồ ăn miễn phí tại một bữa
tiệc Buffet.
Giữa lúc một người bị nạn, đáng ra mọi người
phải chung tay giúp đỡ hoặc ít ra cũng báo cơ quan chức năng và người thân của
người bị nạn thì người dân lại đổ xô vào tranh giành, cốt sao lấy được thật nhiều “chiến lợi phẩm” mang về cho mình, mặc cho chủ nhân van xin, cầu cứu
trong vô vọng. Thử hỏi những thứ như bia, nước ngọt, bánh trái lấy được từ công
sức, mồ hôi của những người lao động mang về nhà những người này sử dụng có thấy ngon
miệng? Điều đáng buồn là những người tham gia trận chiến “hôi của” trông bề ngoài rất đàng hoàng, lịch sự(!).
Một miếng ăn, một lon bia cũng có thể làm giảm đi được ít nhiều cái đói, cái khát... nhưng chắc chắn không thể "xóa đói", "giảm khát" suốt cả cuộc đời, và đáng buồn hơn là cái được mang lại từ những vụ “hôi của” là quá ít so với danh dự, lương tri của mỗi người đang dần bị hủy hoại; dù biết rằng những hành vi đó có bị xử lý bằng pháp luật hay không?
Một miếng ăn, một lon bia cũng có thể làm giảm đi được ít nhiều cái đói, cái khát... nhưng chắc chắn không thể "xóa đói", "giảm khát" suốt cả cuộc đời, và đáng buồn hơn là cái được mang lại từ những vụ “hôi của” là quá ít so với danh dự, lương tri của mỗi người đang dần bị hủy hoại; dù biết rằng những hành vi đó có bị xử lý bằng pháp luật hay không?
Thế mới
thấy, người Việt Nam bên cạnh những đức tính tốt đẹp, vẫn còn rất nhiều tính
xấu, ẩn sau đó là sự ích kỷ, lối sống coi thường pháp luật, tâm lý đám đông, “a
dua”... đã và vẫn đang tồn tại trong một bộ phận người dân không loại trừ gái, trai, già, trẻ.
Đã đến lúc, phải chấm dứt
những hiện tượng như trên, bằng sự chung tay vào cuộc của nhiều cơ quan chức
năng và của toàn xã hội:
Thứ nhất,
phải tiếp tục tăng cường giáo dục tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết và
giúp đỡ nhau trong mọi lúc, mọi nơi, nhất là khi khó khăn hoạn nạn. Điều này
phải được tiến hành thường xuyên, và nên bắt đầu từ công tác giáo dục ở các nhà
trường và trong mỗi gia đình.
Thứ hai, xã
hội phải cực lực lên án những hành vi ích kỷ, vô cảm, tham lam như những hành
vi “hôi của”, “tranh giành” của cải, vật chất ở nơi công cộng.
Thứ ba, cần
thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đủ mạnh, trong đó xác định rõ những
hành vi “hôi của” cũng là hành vi phạm tội như ăn cướp, ăn trộm, hủy hoại tài
sản của người khác... để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét