Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Hành quân giữa màn đêm

                              -PVL-
Hành quân xuyên màn đêm
Rèn đôi chân dẻo thêm
Mong công việc êm đềm
Năm tháng trưởng thành thêm.

Hành quân giữa trời đêm
Để ngày mai khỏe thêm
Dẫu gặp những bậc thềm
Vẫn vượt qua rất êm.

Hành quân lúc nửa đêm
Nỗi nhớ nhà tăng thêm
Mong cuộc sống êm đềm
Để tiến bộ nhiều thêm./
                                  -LS-12.8.2016-

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Chơi vơi

                              -PVL-
Ta yêu thầm dáng em
Nên đi tìm vồ vập
Giữa dòng đời tấp nập
Em không nhìn ra ta.

Tôi đi tìm chính tôi
Nơi miền quê xa vắng
Sau bao ngày mưa, nắng
Bóng em càng xa tôi./.

-LS-08.8.2016-

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Đặng Chí Dũng, Bùi Tín - “Những Lều báo tự do”, ngồi co do, hò hét và đoán mò thế sự (!)

-PVL-

Nhân việc Quốc hội khóa XIV Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất chưa đưa vào chương trình làm việc, thông qua Luật Biểu tình và nhân việc nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước ta, Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời báo chí nêu rõ nguyên do chưa thông qua luật này. Bất cần lý do là gì, tại sao, lấy danh nghĩa và tư cách gì, nhưng với động cơ chính trị rõ ràng là đả kích, châm chọc, xuyên tạc trắng trợn, trên các trang mạng xã hội Facebook, Blog, Zalo, Website thậm chí là các bài viết tự do trên VOA Việt Ngữ, BBC, RFI… Các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã “nhẵn mặt” trên diễn đàn, trong đó có Bùi Tín, Phạm Chí Dũng - “Những Lều báo tự do” lại kêu la những tiếng man dại, chẳng giống ai. Nào là chúng cho rằng “Bà Chủ tịch Quốc hội cũng phải học làm người”, “Rối loạn đất nước: mất lòng dân còn hơn mất lòng đảng”… Chúng ngang nhiên xuyên tạc lý do Quốc hội chưa đưa vào chương trình làm việc và thông qua Luật Biểu tình mà không nêu rõ lý do là “hoàn toàn bịp bợm”, “trò lố về chính trị”, “lừa gạt nhân dân và vi phạm nhân quyền”... Thậm chí chúng còn soi mói ngay cả cách ăn mặc, trang điểm của Nữ Chủ tịch Quốc hội được nhân dân kính trọng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Những việc vốn thuộc về đời tư của cá nhân, mà ngay cả ở các nước châu Âu, hay nước Mỹ cũng phải được tôn trọng, vì đó là tự do cá nhân, cũng chính là vấn đề “dân chủ”, “quyền tự do của cá nhân” mà chính các ông hô hào, nhưng lại tự trà đạp lên điều mình nói, mình đang đấu tranh.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Lính trẻ tranh tài

                         -PVL-
Giải lao vài phút lưng đồi
Cán bộ, chiến sĩ đứng, ngồi lô nhô
Cậu Phúc quê ở Hoành Bồ (Quảng Ninh)
Lao lên phía trước hát luôn một bài.
Cậu Hải quê ở Thanh Oai (Hà Nội)
Cũng chẳng kém cạnh, vươn vai trổ tài
Cậu này có dáng mảnh mai
Vậy mà múa võ chẳng ai sánh bằng.
Chàng Khải quê tận Cao Bằng
Rút ra cái lá làm kèn thổi ngay
Giữa lúc điệu nhạc mê say
Nhìn quanh đã thấy nhiều người đung đưa
Thì ra điệu nhẩy hôm xưa
Sáng nay có dịp ôn ngay ngoài đồi.
“Chính ủy” đại đội của tôi
Lom khom tạo dáng, tấu hài rất say.
Đời lính vất vả mà hay
Lắm anh tài lẻ, thi đua nối dài
Mỗi khi lính trẻ tranh tài
Làm Ban Giám khảo mướt mồ hôi lưng
Chấm điểm thật khó quá chừng
Ai cũng đặc sắc, nét riêng vùng miền
Tạo nên khung cảnh rất riêng
Cán bộ, chiến sĩ nhận chung giải Vàng
Cùng nhau đoàn kết hát vang
Thao trường nắng đổ, mưa tràn ngại chi.
Mai này kết thúc mùa thi
Chim xa rời tổ, tỏa đi mọi miền
Những ngày, tháng, thủa học viên
Sẽ luôn nhớ mãi những khuôn mặt này
Nhớ ngày luyện tập hăng say
Trên đồi lính trẻ đua tài cùng nhau./.



Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

ĐẤT MẸ ĐÓN ANH VỀ

    -PVL-
(Kính viếng hương hồn đồng chí Đại tá Trần Quang Khải,
Phi công cấp 1, Sư đoàn Không quân 371, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, ngày 14/6/2016)

Mấy ngày nay báo đài đưa tin dữ
Su 30 gặp nạn giữa bầu trời
Sau vài ngày lại có máy bay rơi (Casa 212)
Thêm chồng chất nỗi đau người dân Việt.

Sáng hôm nay, cả ngàn người tiễn biệt
Anh Khải về với đất mẹ yêu thương
Biết bao người đứng chặt khắp nẻo đường
Rơi nước mắt, nhìn anh thêm lần cuối.

Anh ra đi, biết bao người tiếc nuối
Hôm vừa rồi chẳng kịp nói câu chi
Dậy vội vàng và cất bước ra đi
Con gái nhỏ vẫn còn đang say giấc.

Nay Anh về nghẹn lòng - bao tiếng nấc
Giấc mơ xưa tung cánh giữa bầu trời
Hôm nay về, dòng nước mắt tuôn rơi
Bao hoài bão vẫn còn đang dang dở.

Người vợ hiền của anh đang nức nở,
Lệ tuôn rơi trên khóe mắt người nhà
Lệ tuôn rơi trên đôi má mẹ cha
Khóc thương Anh, người con còn quá trẻ.

Tiếc thương Anh - Người Phi công mạnh mẽ
Suốt một đời vì Tổ quốc thiêng liêng
Cả một đời, tạm gác ước mơ riêng
Vì nghiệp lớn, xa nhà, xa mái ấm.

Bao mồ hôi, áo Thiên thanh đã thấm
Chẳng có gì, ngăn nổi bước chân Anh
Để bầu trời Tổ quốc mãi tươi xanh
Để biển khơi, dập dìu con sóng vỗ.

Luôn miệt mài, nơi thao trường nắng đổ
Bão giông kia, dẫu gầm thét nát trời
Hay biển khơi nổi giận mãi không thôi
Vì nhiệm vụ - Anh vẫn cười tươi tắn.

Hôm nay về, bầu trời kia vẫn nắng
Biển quê hương sóng vẫn vỗ vào bờ
Chỉ tội cho vợ trẻ, với con thơ
Đã mãi mãi không còn Anh yêu nữa.

Dẫu biết rằng, đời là chuyến đi xa
Tàu to, nhỏ vẫn phải rời xa bến
Anh Khải ơi, mọi người luôn yêu mến
Mãi tin Anh - còn sống giữa cuộc đời.

Mọi người ơi, ngừng nước mắt tuôn rơi
Hãy mạnh mẽ cho Anh đi thật nhẹ
Đất mẹ ơi, hãy ôm Anh thật khẽ
Đón Anh về, sau một chuyến đi xa./.





                                           -Lạng Sơn 20/6/2016-

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Phải chăng là (!)

-PVL-
Phải chăng là em đã bước sang ngang
Anh trở về con đò chiều không thấy
Phía đằng xa bao người còn tay vẫy
Tiễn một người con gái bước theo ai?

Phải chăng là, anh đã quá ngây thơ
Cứ đợi chờ em thả Diều bay ngang dọc
Nào biết hôm rồi, cầm tay nhau - Em khóc
Muốn nói điều gì, mà ấp úng không ra.

Phải chăng là duyên số giữa chúng ta
Cũng chỉ thoảng qua như làn gió mát
Cũng chỉ nặng như một vài hạt Cát
Giông lốc chiều Hè, hạt Cát cuốn đi đâu?

Phải chăng là anh số kiếp chăn trâu
Tài cán gì đâu nên cứ nghèo xơ xác
Dù có yêu, nhưng hai nhà quá khác
Không dám ngỏ lời, nên mãi cứ cô đơn.

Phải chăng là, trai nơi khác tuyệt hơn
Học rộng, tài cao, tiền vàng, bổng lộc
Còn anh là chàng trai quê ngốc nghếch
Nên trọn kiếp này, chàng Ngốc mất Thiên nga.

Phải chăng là đám cưới phía đằng xa
Đã đón Thiên nga rời quê lên thành phố
Kẻ nói người cười, cờ hoa bay ngập lối

Nào thấy một gã khờ, mỏi mắt đứng trông theo./.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THÚC GIỤC NGUYỄN ÁI QUỐC QUYẾT ĐỊNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC


                                                  -PVL-
-PVM-
Sự kiện ngày 05 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (tên khi còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành) ra đi tìm đường cứu nước đã diễn ra hơn 100 năm, nhưng mục đích và động cơ của chuyến đi lịch sử này vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự. Về phần mình, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” (1). Hơn mười năm sau, Người vẫn nhắc lại quan điểm của mình khi trả lời Nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtam: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái… Người Pháp đã nói thế và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy” (2). Tuy nhiên, một số học giả phương Tây lại có nhận định sai lầm khi họ cho rằng, việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài là để tìm kế sinh sống, để mưu cầu danh lợi cá nhân… Nhận định này có thể do hạn chế về thế giới quan, song chủ yếu là ý đồ chính trị đen tối, họ muốn làm giảm giá trị của sự kiện lịch sử này, bôi nhọ và hạ thấp uy tín lãnh tụ Hồ Chí Minh. Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ những nhân tố tác động, thúc giục Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định giá trị lịch sử, đồng thời góp phần làm sáng tỏ thêm nhân cách cao cả, vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

YÊU

  -PVL-26.5.2016
Yêu Tổ quốc đã cho ta cơm áo
Yêu xóm, yêu làng, yêu mảnh đất quê cha
Yêu những Bến tàu - nơi dừng đỗ Sân ga
Yêu Mẹ, yêu Cha, yêu những người ta nhớ.

Yêu món Canh - Cà, mẹ ta xưa hay nấu
Yêu chú Chích Chòe, mỗi sáng hót ta nghe
Yêu cả chú Ve, trưa hè say sưa hát
Yêu lắm con đường, nâng những giấc mơ ta.

Yêu đất nước này, nghèo khó vẫn thương ta
Yêu cả nước Nga, dẫu xa - nhưng sát cánh
Yêu dáng ta gầy, mảnh mai như đôi cánh
Yêu chính gia đình, hàng xóm sống quanh ta./.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG PHÒNG, CHỐNG SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở CƠ SỞ

-PV L-
 -TVH-

Hiện nay, trong toàn Đảng về cơ bản đã thực hiện xong bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Qua kiểm điểm, từng tổ chức đảng, đảng viên đã quán triệt và nghiêm túc tự kiểm điểm phê bình theo những nội dung và yêu cầu  của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương quy định. Theo đó, những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, thậm chí là sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên đã được chỉ ra; những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên cũng được các tổ chức đảng, đảng viên đề xuất để khắc phục sửa chữa. Để việc tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 không bị rơi vào “hình thức”, đòi hỏi phải có sự cố gắng của toàn Đảng, của mỗi tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên; đặc biệt là sự vào cuộc và phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm cho từng cán bộ, đảng viên, từng tổ chức cơ sở đảng và toàn Đảng trong sạch vững mạnh, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

BÀI HỌC TỪ TRẬN TẬP KÍCH HỎA LỰC VÀO SÂN BAY BIÊN HÒA CỦA ĐẠI ĐỘI 26, TIỂU ĐOÀN 21, ĐOÀN PHÁO BINH 75


-PVL-
Trận tập kích Sân bay Biên Hòa của Đại đội 26, Tiểu đoàn 2, Đoàn Pháo binh 75 từ ngày 14 đến ngày 26 tháng 4 năm 1975 là một trận chiến đấu pháo binh độc lập, dài ngày và thắng lợi trọn vẹn, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Gần 40 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học kinh nghiệm rút ra từ trận tập kích này vẫn còn nguyên giá trị. Đó là bài học về sự chuẩn bị chu đáo, cụ thể về mọi mặt, nắm chắc thời cơ, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc trong sử dụng lực lượng, bố trí đội hình, sử dụng các thủ đoạn chiến đấu để giành thắng lợi.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

THANKS OBAMA

-PVL-
(Kính tặng Ngài Barack Obama, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)


Ba-ma (Ba-rắc-Obama) ông ở rất xa
Vừa qua ông tới Việt Nam nước mình
Bỏ qua ầm ĩ an ninh
Nhưng phải thừa nhận là Ngài rất oai.
Năm lăm (55) - tuổi cũng chưa nhiều
Cũng chẳng còn trẻ rộng dài sức trai
Vậy nhưng phong thái của Ngài
Quả là phong độ, mọi người mến yêu
Cộng thêm dáng vẻ mỹ miều
Nụ cười tươi dói, nhiều Nàng ngất ngây
Trăm triệu người trẻ lướt Face
Trầm trồ, thán phục - Ngài là “Mỹ Nam”.
Vượt qua trở ngại “Cựu thù”
Ngài được chào đón, nhiệt tình khắp nơi
Ba ngày chẳng chút thảnh thơi
Lịch trình kín đặc, Ngài vẫn mỉm cười
Giọng thì truyền cảm dễ thương
Nói năng lưu loát hiếm ai sánh bằng
Ngài mang đi cả Trực thăng
Mang Xe bọc thép, dọc ngang phố phường
Mật vụ kín đặc - rất thương
Dầm mưa, dãi nắng để Ngài bớt lo
Nhưng Ngài chẳng phải đắn đo
Việt Nam đất nước bình an Nhất - Nhì
Nếu mà tổ chức Cuộc thi
“An ninh  - Hiếu khách” - Người Việt thắng to.
Ngài về xin nhớ dùm cho
Bỏ qua khác biệt, cùng nhau “Hữu tình”
Để cùng tiến tới “Văn minh”
Dù cho thể chế của mình khác nhau./.
25/5/2016.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Đất Việt chúng mình

-PVL-
Đất nước mình đẹp quá phải không em?
Dải đất linh thiêng, mấy ngàn năm sóng dậy
Già, trẻ, gái, trai, ai ai cũng vậy
Tự giác, tự hào, đứng dậy lúc nguy nan.
Chẳng phải tự cao, tự kiêu, tự đại
Nhưng hãy thử nhìn - thật thẳng xung quanh
Bao đất nước, nhỏ, to, giàu, mạnh
Bất ổn vẫn hoành hành, máu đổ, lệ rơi.
Đất Việt chúng mình, nhỏ bé vậy thôi
Nhưng ngẫm lại xem, hào hùng biết mấy
Biết bao phen nguy nan đến vậy
Vẫn vượt thác ghềnh, “Thuyền cách mạnh đi lên”.
Bạn đến nơi này, quả còn lắm gian lao
Nhưng ai cũng hiên ngang, đến lạ
Cũng một lòng, thủy chung, vững dạ
Thử hỏi thù nào, liều mạng dám xâm lăng?
Có một số người, ngạo mạn, nhố nhăng
Đứng một góc vườn, nhìn nghiêng ra thế giới
Cũng không ít người, ngây thơ - xa tầm với
Dám bảo nước mình, “lạc hậu, xấu xa”.
Ừ, đúng quả là nước Việt chúng ta
Về Kinh tế còn khó khăn nhiều lắm
Mấy chục năm, chiến tranh, loạn lạc
Đứng dậy, quật thù, giải phóng quê hương.

Quá khứ hào hùng, cũng chẳng ít đau thương
Bao thế hệ khắc ghi trong ký ức
Hôm nay hòa bình, đất nước ta hội nhập
Tiếp tục đồng hành, đoàn kết, tiến xa hơn.
Hỡi những ai, chơi vơi nơi dòng thác
Thức tỉnh, trở về với đất mẹ bao dung
Đừng mãi mơ hồ, chọc phá lung tung
Là tự xích “xiềng gông” nơi hầm tối
Là tự tách mình ra xa tầm với
Đào hố chôn mình, chẳng có đường ra.
Hãy luôn nhớ rằng, đất Việt của chúng ta
Tuy nhỏ vậy thôi, nhưng hiên ngang, mạnh mẽ
Đất Việt hòa bình, hôm nay vươn sức trẻ
Đoàn kết, một lòng, bừng sáng sớm mai thôi./.

21/5/2016

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

BỘ ĐỘI THỜI BÌNH

-PVL-
Chúng tớ Bộ đội thời bình
Nhiều bạn cứ hỏi “Vậy ông làm gì?”
Luẩn quẩn, chẳng biết nói chi     
Mượn mấy hình ảnh, trả lời cho nhanh./.

Thanks, 16/5/2016



















Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Nhớ bạn mùa hoa Phượng

-PVL-
Hoa Phượng nở rực trời, ngay trước ngõ nhà tôi
Lại chợt thấy lòng mình thấp thỏm
Nhớ trường xưa, nhớ bạn ngày xưa cũ
Vất vả đợi chờ, mong ngóng mỗi mùa Thi.

Sau cái ngày tiễn biệt ra đi
Lâu lắm rồi không về thăm trường cũ
Lớp ngày xưa, họp không bao giờ đủ?
Cuộc sống bộn bề - vất vả lo toan.



Hôm nay ngồi trước cửa nghĩ miên man
Chợt nhận ra cây Phượng già hoa nở
Rất thân quen, mà sao lòng bỡ ngỡ
Nhớ lại một thời, cắp sách ôn thi,
Nhớ lại một thời, cả lớp chia ly
Rớt nước mắt, hẹn nhau ngày hội ngộ
Hát khúc hát “Trường xưa” mà lòng giông tố
Cả lớp nghẹn ngào, lệ ướt đẫm trên mi.

Hôm nay ngồi nhớ lại lúc chia ly
Bỗng chợt thấy mình già - như trẻ lại
Những ký ức học trò, như sống lại
Hồi hộp, đợi chờ, hẹn họp lớp chung vui./.

Lạng Sơn đầu Hạ 2016.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Sân trường vắng em

(Kính viếng hương hồn Các em học sinh bị đuối nước
tại xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 15/4/2016)
                               -PVL-
Hôm xưa sân trường, rộn rã tiếng em
Những tâm hồn trẻ thơ trong sáng
Ba mẹ xa nhà, tha hương nơi đất khách
Gửi gắm ông bà, trông cậy mỗi sớm mai.
Hôm qua, trưa hè bỏng cháy chân ai
Vẫn dậy sớm, cùng nhau đi tới lớp
Giữa trưa hè, nắng như thiêu như đốt
Các bạn vội vàng, tranh thủ tắm ven sông.
Làn nước trong xanh, hiền hòa đâu có biết?
Sâu thẳm giữa dòng, chảy siết phía thâm sâu
Chín cậu học trò - Chín cậu bé chăn trâu
Có lạ lẫm gì, dòng sông quê phía trước
Được tắm mỗi ngày là điều luôn mong ước
Chẳng mấy nghi ngờ, Chín bạn tắm vô tư.
Trời nắng, buổi trưa - con đường vắng hơn xưa
Không có dáng ai qua khuyên các bé
Các bạn nữ đi cùng, khuyên can không nên tắm
Nhưng tuổi học trò, nông nổi - mấy khi nghe(!)
Nắng đã xế chiều, trống trường đã vang lên
Vẫn chẳng thấy bé nào đi tới lớp
Các bạn đi tìm, bà con ra tiếp ứng
Nhưng muộn hết rồi - Chín bạn đã ra đi.
Vẫn con nước này, hiền hòa chảy mỗi khi
Sao bỗng chốc trở nên dữ tợn
Sóng đã im rồi, sao lòng đau dữ dội
Khắp xóm, cùng làng, vang vọng tiếng kêu la
“Con tôi ở đâu, sao chẳng thấy về?”
Tiếng mẹ gọi con, tiếng ông bà gọi cháu
Quoặn thắt, xé lòng, cô giáo gọi các em.
Đất nước hòa bình, nhưng cả xã đau thương
Cả mái trường thân yêu nay cũng thế
Lớp 6B, từ nay luôn thừa ghế
Chín bạn không ngồi - trống trải trái tim ai?
Bạn bè, bà con lối xóm tiễn đưa các em về đất mẹ.

Các bạn và thầy, cô Trường THCS xã Nghĩa Hà tưởng niệm 9 học sinh
trong Lễ Chào cờ sáng 19/4/2016.


Lạng Sơn đêm buồn 18/4/2016.