Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

THỦY PHI CƠ LỚN NHẤT THẾ GIỚI AG600 CỦA TRUNG QUỐC


Ngày 24/12/2017 tại sân bay dân dụng ở thành phố Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc đã trình làng chiếc Thủy Phi cơ AG600 lớn nhất thế giới.
Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện LÍNH TRẺ trân trọng gửi tới quý độc giả một số Hình ảnh, tính năng, tác dụng của Thủy Phi cơ lớn nhất của Trung Quốc AG600:
- Trang bị 04 động cơ tuabin cánh quạt;
- Dài 9,6m;
- Sải cánh: 38,8m;
- Tầm bay tối đa: 4.500km;
- Thời gian bay liên tục: 12 giờ;
- Trọng tải cất cánh: 53,5 tấn;
- Tốc độ tối đa: 500km/h;
- Có khả năng chở 50 người hoặc 12 tấn nước;
- Nhiệm vụ: Chữa cháy rừng, tuần tra biển, cảnh giới đường không; săn ngầm (khi được trang bị thiết bị Săn ngầm và Sona chuyên dụng)./.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN DỊCH “HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” TRONG TÌNH HÌNH MỚI

-PVL-
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972 là thắng lợi quan trọng mang tính “bước ngoặt” của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 45 năm đã trôi qua, đã có nhiều ý kiến phân tích, bình luận về Chiến dịch này của các học giả trong nước và ngoài nước, trong đó có cả các nhà nghiên cứu của Mỹ ở các tầm mức khác nhau. Riêng đối với dân tộc ta, Quân đội ta, chiến thắng này đã góp phần tô thắm trang sử vàng chói lọi chống giặc ngoại xâm của dân tộc trong thế kỷ XX; đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó có bài học kinh nghiệm về công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT).

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

HỆ THỐNG PHÁT HIỆN LÍNH BẮN TỈA "BUMMERANG" CỦA HOA KỲ

 -PVL-

     - Hiện nay, tác chiến nhỏ lẻ của các Lực lượng đặc nhiệm, biệt kích, thám báo là rất quan trọng, hiệu quả, nhất là những "Sạ thủ bắn tỉa". Tuy nhiên, "Qủa quýt dầy, có móng tay nhọn". Để chống bắn tỉa, lại có lực lượng chống bắn tỉa.

Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện LÍNH TRẺ trân trọng giới thiệu tới độc giả: HỆ THỐNG PHÁT HIỆN BẮN TỈA BUMMERANG của Hoa Kỳ, được biên chế từ năm 2004.
        - Trị giá 250.000 USD;
      - Phát hiện mục tiêu sau phát đạn bắn đầu tiên của đối phương từ cự ly 400m; thời gian phát hiện mục tiêu 01 giây;
      - Có khả năng lọc tạp âm, tiếng ồn nền để tìm ra tiếng đạn, vị trí đối phương bắn ra viên đạn, chỉ thị mục tiêu cho Lực lượng chống bắn tỉa tiêu diệt đối phương bằng Hỏa lực cầu vồng cấp tập.
       Trân trọng giới thiệu!

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ TRONG TÌNH HÌNH MỚI


-PVL-
Sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, trong đó có đội ngũ cán bộ chính trị luôn được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, bởi vì đây là vấn đề xây dựng lực lượng nòng cốt, vấn đề xây dựng con người, xây dựng tổ chức - yếu tố tối quan trọng của nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.
Lịch sử gần 73 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam mặc dù bối cảnh lịch sử và nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ có khác nhau; đặc điểm, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, thời gian và phương pháp đào tạo cán bộ chính trị của quân đội trong mỗi giai đoạn cũng có sự thay đổi, song nhìn chung số lượng, chất lượng đào tạo cán bộ chính trị đều đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội trong từng thời kỳ.



Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ BÀI HỌC RÚT RA TRONG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


-PVL-
Đảng lãnh đạo quân đội là một nguyên tắc bất di bất dịch, một vấn đề tối quan trọng trong lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin sáng lập, đặc biệt là những quan điểm của lãnh tụ V.I.Lênin sau khi có sự kiện Cách mạng Tháng Mười “long trời lở đất” năm 1917.
Đối với Việt Nam, vấn đề Đảng lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với quân đội, thực chất là cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, nghiên cứu, xác định ngay từ rất sớm, thông qua những đội vũ trang đầu tiên. Trải qua thời gian, trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng không ngừng được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nhiệm vụ, đáp ứng với thực tiễn. Song có thể khẳng định rằng, để có cơ sở lý luận, thực tiễn cho Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác lập và thực hiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội có cội nguồn gốc rễ vấn đề xuất phát từ những kinh nghiệm được rút ra sau Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại ngày 7/11/1917.
V.I.Lênin lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới trong Cách mạng Tháng Mười năm 1917.
Hồng quân Liên Xô đánh chiếm thủ đô Béclin của phát xít Đức năm 1945.

Quân đội nhân dân Việt Nam duyệt đội ngũ trên Quảng trường Ba Đình năm 2010.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ


-PVL-
(Kính tặng anh linh các anh: Thượng tá Cao Đăng Cường và Đại úy Nguyễn Thành Chủng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa hy sinh trong khi làm nhiệm vụ phòng, chống lụt bão ngày 10/10/2017).






Hôm nay dòng người thật đông, nhưng đi trong lặng lẽ
Xen lẫn tiếng thở dài, cả tiếng khóc nỉ non
Thầm gọi tên các Anh: “Đăng Cường, Thành Chủng”
Các Anh ở nơi nào? Có nghe thấy hay không?

Đã mấy tuần rồi, đất nước hết bão giông
Đồng bào Bắc - Trung - Nam lại cùng nhau bước tiếp
Cuộc sống nhọc nhằn, bão giông không khuất phục
Dẫu đói, hay nghèo, hoạn nạn vẫn bên nhau.

Hôm nay trời quang mây, gió Thu buồn thổi nhẹ
Đất mẹ đón Anh về, làng xóm đứng chen chân
Biết bao người thân, bạn bè, đồng đội
Cả những người dân - chưa từng biết một lần.

Tất cả lâng lâng, mắt lưng tròng ngấn lệ
Ngắm di ảnh đang thờ, trong nghi ngút khói hương
Ai cũng tiếc thương những “Người con Ưu tú”
Rạng rỡ nét mặt hiền, rạng rỡ Đức Quân nhân.

Các Anh đi rồi, xa lắm, các Anh ơi
Nhưng để lại phía sau, biết bao là thương nhớ
Các Anh đi rồi, nhân dân còn ngờ ngợ
Bóng dáng các Anh cùng - Đất nước tiến đi lên.

Đồng bào mến thương ơi, xin khắc cốt ghi tâm
Dành tặng các Anh những tình yêu đẹp nhất
Đất Mẹ mến yêu ơi, dành yêu thương mạnh nhất
Đón các Anh về - sau một chuyến đi xa./.

-HVCT- Hà Đông, Hà Nội, ngày 23/10/2017-


Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Lỡ hẹn Ngày 20 - 10


- Lính Trẻ -
Hai mươi tháng mười, Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10)
Anh hứa về đưa Em dạo phố
Lướt một vòng, dạo quanh Thành Cổ (Bắc Ninh)
Ước vọng về những giấc mơ xưa.
Hai mươi tháng mười, trời sáng, chẳng mây mưa
Sao Em thấy, dường như mưa trĩu hạt
Vì anh không về như anh đã hứa
Để ra vào, Em bỗng thấy trơ vơ.
Hai mươi tháng mười, năm ngoái cũng không mưa
Anh cũng không về - Nhưng anh không thất hứa
Anh vẫn yêu Em - Một tình yêu chan chứa
Nay vẫn vẹn tròn hai chữ “Em yêu”.
Hai mươi tháng mười, anh đã hứa bên Em
Sẽ nắm tay nhau đi một vòng Thành Cổ
Sẽ mãi bên nhau, dù trời đêm mưa đổ
Ta vẫn mỉm cười, Ngày Lễ bước chung đôi.
Hai mươi tháng mười, năm ngoái Thứ Năm thôi
Nên anh không về như anh đã hứa
Năm nay Cuối tuần, sao anh thất hứa?
Nhìn bao người, Em cũng ướt đôi mi.


Hai mươi tháng mười, năm tới cũng vậy thôi
Có thể không về - Như anh đã hứa
Nhưng suốt một đời - Anh không thất hứa
Trọn kiếp, trọn đời, anh vẫn “Yêu Em”.
Hai mươi tháng mười, lên Facebook - Em xem
Anh gửi cho Em, bao lời yêu dấu
Dẫu chẳng cho em Nhà Lầu, Xe mới
Nhưng gửi Tâm hồn Người lính - tới bên Em.
Hai mươi tháng mười, năm nữa, nữa - Em ơi
Anh sẽ cùng Em dạo quanh Thành Cổ
Sẽ kể cho Con, như người Hoài cổ
Về những ngày mà, Cha thất hứa liên miên.
Em hiểu cho anh, thời bình không tiếng súng
Chưa hẳn ‘Hòa bình” theo đúng nghĩa đâu Em
Anh chọn đường đi, theo con đường Binh nghiệp
Nên sẽ không về - trong vô số Đêm vui./.
                                                 -20/10/2017-

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

GÓP PHẦN TÌM HIỂU TINH THẦN ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CỦA BÁC HỒ TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC VÀ CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

-LAX-
-PVL-
Kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2015) diễn ra đúng vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã và đang thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 14 tháng 5 năm 2011 về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ ý nghĩa quan trọng đó, kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ năm nay, mỗi chúng ta thêm một lần nữa khắc sâu công lao to lớn của Bác Hồ, nhà chiến lược thiên tài, đồng thời là nhà tổ chức vĩ đại, Người đã sáng lập, giáo dục, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cách mạng chân chính, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh đạt được nhiều thắng lợi vĩ đại.
Nhìn lại quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, đặc biệt là hành trình tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng, chúng ta thấy, vị lãnh tụ của Đảng, của cách mạng Việt Nam  - Hồ Chí Minh luôn thể hiện tinh thần độc lập, sáng tạo. Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Bác trong quá trình chuẩn bị cho việc thành lập Đảng được thể hiện thông qua thực tiễn hoạt động cách mạng tiểu biểu:
Bến cảng Nhà Rồng năm 1911
(Ảnh tư liệu)

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA - BÌNH MINH TỎA SÁNG CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI

-PVL-
Năm 1917, ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng vào tháng hai và tháng mười. Trong đó, Cách mạng Tháng Mười và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng đã giành được thắng lợi, mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử nước Nga và thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa hàng triệu người lao động Nga lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng lớn chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới. Tiếng vang của Cách mạng Tháng Mười đã vượt qua biên giới nước Nga. Ngay năm 1919, Giôn-Rít, nhà văn Mỹ đã công bố tác phẩm “Mười ngày rung chuyển thế giới”, tường thuật lại diễn biến Cách mạng Tháng Mười Nga. Cuốn sách của Giôn-Rít được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới với nhiều bản dịch khác nhau.
Lãnh tụ V.I.Lênin.
Tấn công vào Cung điện Mùa Đông
(Đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng 10 năm 1917).
Lãnh tụ V.I.Lênin và quần chúng nhân dân lao động, binh sĩ
trên Quảng trường Đỏ năm 1917.

Cách mạng Tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên phạm vi toàn cầu và để lại nhiều bài học quý cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cách đây gần 100 năm, ngày 07 tháng 11 năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga - một cuộc cách mạng đã làm “rung chuyển thế giới” nổ ra và thắng lợi, đánh dấu bước đột phá vĩ đại mở đầu thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Với thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dẫn tới sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, đưa nhân loại tiếp cận và từng bước chuyển sang một hình thái kinh tế xã hội mới - cộng sản chủ nghĩa. Sự thắng lợi vang dội của Cách mạng Tháng Mười đã trở thành biểu tượng của niềm tin và sự cổ vũ mãnh liệt đối với hàng trăm triệu người thuộc các dân tộc bị áp bức, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc có cơ hội và “vũ khí” để vùng lên tự giải phóng.
Hiện nay, dù hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn nữa, chủ nghĩa Mác - Lênin đang bị các thế lực thù địch công kích từ nhiều phía, song ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, những giá trị lịch sử và thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với những công lao vĩ đại của V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích thì vẫn còn nguyên giá trị. Thực tế lịch sử gần 100 năm qua cho thấy, Cách mạng Tháng Mười không phải là sản phẩm “Thuần túy Nga”, chỉ có giá trị với nước Nga, mà là cuộc cách mạng có ý nghĩa thời đại trong thế kỷ XX, có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình phát triển của thế giới hiện đại. Cách mạng Tháng Mười cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) cùng với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành thành trì của hòa bình thế giới, chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới trong thế kỷ XX.
Cách mạng Tháng Mười Nga với ý nghĩa lịch sử thời đại của mình đã tác động mạnh mẽ tới cách mạng thế giới trong đó có Việt Nam, chính nhờ có Cách mạng Tháng Mười mà cách mạng Việt Nam mới tiếp cận đúng hướng con đường cách mạng vô sản, đưa “con thuyền cách mạng Việt Nam” vượt qua phong ba bão táp cập bến thành công. Sự lựa chọn duy nhất đúng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” năm 1927:
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam,…
Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”[1].
Với hướng đi chính xác, sự “chèo lái” tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân và sự giúp đỡ ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới mà chặng đường đầy trông gai suốt 85 năm qua kể từ khi dân ta có Đảng, cách mạng Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi vĩ đại: tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, mở ra kỷ nguyên cho đất nước - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc hùng mạnh; thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước… nêu gương sáng ngời cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đang từng bước hiện thực hóa niềm mong đợi của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đó là đưa nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu…”[2].
Có thể nói rằng, đạt được những thành tựu vĩ đại trong tiến trình cách mạng trong suốt 85 năm qua chính là nhờ Đảng sáng suốt lựa chọn con đường phát triển cho cách mạng Việt Nam, đúng với quỹ đạo chung của cách mạng vô sản thế giới do thời đại mới mở ra sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Từ “ánh bình minh rực sáng” của Cách mạng Tháng Mười, trước những biến động, khủng hoảng, đổ vỡ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, cùng với những khó khăn của tình hình kinh tế xã hội trong nước, sự hoang mang dao động ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Song Đảng ta vẫn giữ vững bản lĩnh chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào tương lai của chủ nghĩa xã hội - con đường mà chính Đảng, Bác và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trong bối cảnh quốc tế diễn biến hết sức phức tạp hiện nay, những bài học của Cách mạng Tháng Mười về sự “tự bảo vệ” lại càng trở nên có ý nghĩa với cách mạng Việt Nam hơn bao giờ hết.
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nhìn một cách tổng thể, bộ mặt đất nước đã đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Nhiều vấn đề nhận thức của Đảng ta nhất là chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân… ngày càng sáng tỏ hơn, hệ thống quan điểm về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã bước đầu hình thành trên những nét cơ bản.
Hướng tới kỷ niệm 98 năm Cách mạng Tháng Mười thành công, hơn lúc nào hết đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta suy nghĩ thấu đáo, có cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về Cách mạng Tháng Mười cũng như những giá trị lịch sử, những bài học quý báu của cuộc cách mạng “Vạch thời đại” này mang lại, đúng như Di huấn của chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người. Giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam ngày càng thấm nhuần những lời dạy của Lênin và những bài học lớn của Cách mạng Tháng Mười”[3].
Chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng Tháng Mười mãi mãi là niềm tin, lý tưởng và sức mạnh, là “bình minh” soi sáng con đường chúng ta đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Song để hướng tới mục tiêu cao cả, xây dựng nước ta trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng ta đã khẳng định: phải phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng một nước Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Gần 100 năm đã đi qua, lịch sử nhân loại đã có biết bao sự đổi thay, dù thời gian càng lùi xa, nhân loại vẫn không ngừng tiến về phía trước và âm hưởng của Cách mạng Tháng Mười - cuộc cách mạng vĩ đại nhất thế kỷ XX càng có sức lan tỏa. Năm tháng sẽ đi qua song Cách mạng Tháng Mười còn mãi được nhắc tới bởi nó là cuộc cách mạng “Vạch thời đại”, biến chủ nghĩa xã hội thành hiện thực, tạo dựng nên một diện mạo mới trong lịch sử, một “tầm vóc có một không hai trong thời đại mới”, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Cách mạng Tháng Mười không chỉ là hiện tượng “Thuần túy Nga”, cũng không phải là sản phẩm nhất thời được tạo ra từ sự cuồng nhiệt của ý chí và sự không tưởng mà kẻ thù thường xuyên bóp méo, xuyên tạc hòng mưu toan xóa bỏ ảnh hưởng, tầm vóc và ý nghĩa lịch sử thời đại của cuộc cách mạng vĩ đại này. Bản chất của lịch sử là chân thực, khách quan và công bằng. Cách mạng là đầu tầu của lịch sử, là ngày hội vĩ đại biểu dương sức sáng tạo của quần chúng.
Những giá trị sáng tạo đích thực, chân chính mà Cách mạng Tháng Mười mang lại là những tài sản văn hóa nhân loại không gì phủ nhận được. Sức sống, triển vọng và xu thế của chủ nghĩa xã hội, tự bản thân nó đã tôn vinh, khẳng định và bảo vệ chân giá trị của cuộc cách mạng này. “Sẽ không có tương lai nếu không có Mác, sẽ không có “bình minh” nếu không có Cách mạng Tháng Mười”. Đó chính là chân lý và đạo lý của lịch sử mà thế hệ những người cách mạng cùng với nhân dân và nhân loại tiến bộ luôn nhận thức và hành động nhất quán trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Năm tháng sẽ qua đi, tất cả mọi thứ có thể đổi thay song con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn sẽ không bao giờ thay đổi. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mãi mãi sẽ là “bình minh tỏa sáng con đường chúng ta đi”./.




[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 304.
[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 35.
[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 390-391.

Đặng Chí Dũng, Bùi Tín - “Những Lều báo tự do”, ngồi co do, hò hét và đoán mò thế sự (!)



-PVL-

Nhân việc Quốc hội khóa XIV Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất chưa đưa vào chương trình làm việc, thông qua Luật Biểu tình và nhân việc nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước ta, Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời báo chí nêu rõ nguyên do chưa thông qua luật này. Bất cần lý do là gì, tại sao, lấy danh nghĩa và tư cách gì, nhưng với động cơ chính trị rõ ràng là đả kích, châm chọc, xuyên tạc trắng trợn, trên các trang mạng xã hội Facebook, Blog, Zalo, Website thậm chí là các bài viết tự do trên VOA Việt Ngữ, BBC, RFI… Các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã “nhẵn mặt” trên diễn đàn, trong đó có Bùi Tín, Phạm Chí Dũng - “Những Lều báo tự do” lại kêu la những tiếng man dại, chẳng giống ai. Nào là chúng cho rằng “Bà Chủ tịch Quốc hội cũng phải học làm người”, “Rối loạn đất nước: mất lòng dân còn hơn mất lòng đảng”… Chúng ngang nhiên xuyên tạc lý do Quốc hội chưa đưa vào chương trình làm việc và thông qua Luật Biểu tình mà không nêu rõ lý do là “hoàn toàn bịp bợm”, “trò lố về chính trị”, “lừa gạt nhân dân và vi phạm nhân quyền”... Thậm chí chúng còn soi mói ngay cả cách ăn mặc, trang điểm của Nữ Chủ tịch Quốc hội được nhân dân kính trọng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Những việc vốn thuộc về đời tư của cá nhân, mà ngay cả ở các nước châu Âu, hay nước Mỹ cũng phải được tôn trọng, vì đó là tự do cá nhân, cũng chính là vấn đề “dân chủ”, “quyền tự do của cá nhân” mà chính các ông hô hào, nhưng lại tự trà đạp lên điều mình nói, mình đang đấu tranh.
Khách quan mà nói, việc Quốc hội giao cho Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, soạn thảo và trình Quốc hội thông qua Luật Biểu tình đã vài năm nay nhưng vẫn còn vướng mắc, chậm trễ cũng có phần trách nhiệm của những người được giao trọng trách. Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội nước ta chưa bao giờ mạnh dạn đổi mới tư duy và hành động quyết liệt đến vậy trong việc nghiên cứu, soạn thảo, ban hành Hiến pháp và các đạo luật như mấy năm gần đây. Điều này không cần nói nhiều, hay tuyên truyền nhiều thì nhân dân, bạn bè quốc tế, ngay cả các cơ quan truyền thông nước ngoài cũng đã thấy rõ ràng không phải bàn cãi. Rằng các cơ quan công quyền, các nhà lập pháp, những đại biểu của nhân dân đang căng sức làm việc, mạnh dạn đổi mới và hành động để ban hành và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, các đạo luật, thông tư, hướng dẫn, nghị định… “tạo khung hành lang pháp lý” để quản lý và điều hành xã hội tốt hơn, hiệu quả hơn vì mục tiêu nhất quán, xây dựng nước Việt Nam thực sự “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; vì lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn Việt Nam và sự phát triển mạnh mẽ, ổn định, bền vững của đất nước.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, bất cứ một quốc gia nào, một đạo luật nào ban hành ra cũng đều nhằm mục đích duy trì ổn định, trật tự xã hội, vì lợi ích chung của quảng đại quần chúng nhân dân. Nhưng nó sẽ không thể và không bao giờ làm hài lòng tất cả mọi lực lượng, mọi giai tầng trong xã hội vì nhiều lý do và động cơ khác nhau, trong đó có những động cơ chính trị. Và trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực bất ổn như hiện nay, việc nghiên cứu và ban hành một đạo luật như Luật Biểu tình ở Việt Nam phải đặt lên “Bàn cân” để xem xét giữa các “Lợi” và “Hại”, cái “Được” và “Mất” là điều hết sức bình thường. Bởi vì, như chúng ta đã thấy, tình trạng bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi, tình hình tội phạm và khủng bố đe dọa khắp thế giới. Ngay tại châu Âu, hay Hoa Kỳ - Những nơi vốn được các nhà “Dân chủ”, “Nhà chính trị”, “Nhà hoạt động nhân quyền” ca ngợi là an toàn nhất, dân chủ nhất… Tại những nơi này, các nhà lập pháp cũng phải đặt lên bàn nghị sự việc xem xét lại các đạo luật, các quy định kiểm soát an ninh, duy trì trật tự xã hội… Điển hình là Mỹ đang xem xét quy định kiểm soát và sở hữu súng đạn; Đức đang xem lại chính sách Nhập cư… Điều này cho thấy, việc ban hành các quy định, các đạo luật là việc làm nội bộ của các quốc gia, nhưng đều xuất phát từ tình hình thực tiễn, đều được cân nhắc giữa cái “Được” và “Mất”, giữa quyền lợi của đa số người dân và thiểu số bộ phận trong xã hội và tất nhiên là chính sách sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người, tất cả các đảng phái chính trị. Âu đó cũng là lẽ rất đỗi bình thường.
Vậy, việc Quốc hội Việt Nam chưa xem xét thông qua Luật Biểu tình có gì lạ, có gì bất thường mà các “Lều báo tự do” kiểu như Bùi Tín, Phạm Chí Dũng… cứ phải kêu loạn lên, phát ngôn bừa bãi, thảm thiết là vô vọng đến vậy trên các diễn đàn? Thiết nghĩ có mấy vấn đề sau đây:
Thứ nhất, các vị này vốn đã không có thiện chí với Đảng Cộng sản, với Chính phủ Việt Nam, và sâu xa hơn là với Nhân dân Việt Nam. Họ là ai? mọi người đã biết - Đều là những người đã từng là “Con dân đất Việt”, được ăn học, được nuôi dưỡng, trở che từ mảnh đất này. Đã từng là cán bộ, công chức Nhà nước, nhưng do bản lĩnh chính trị kém, tham vọng cá nhân, ích kỷ hẹp hòi, lại bị các cá nhân và tổ chức phản động lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc… nên đã “trở cờ”, luôn tìm mọi cách, mọi chỗ, vì mọi lý do đễ xuyên tạc, vu khống, kích động nhân dân; nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ, kể cả những chủ trương, chính sách rõ mười mươi là đúng đắn, là cần thiết, là phù hợp, đứa trẻ lên 5 tuổi cũng phân định được đúng - sai, nhưng những người này thì không thấy được. Như vậy lần này, họ lại lên “diễn đàn” hô hào, kêu la, phê phán Quốc hội, nữ Chủ tịch Quốc hội kiểu như: “Bà Chủ tịch Quốc hội cũng phải học làm người”, “Rối loạn đất nước: mất lòng dân còn hơn mất lòng đảng”…  cũng không có gì lạ, chỉ làm cho mọi người thêm hiểu rõ bản chất thâm độc, xấu xa của mình mà thôi.
Thứ hai, mục đích của việc Phạm Chí Dũng, Bùi Tín… viết bài trên diễn đàn, gửi đăng trên các phương tiện thân phương Tây không phải là “góp ý”, hay “phản biện xã hội”. Bởi vì, ngay từ cách đặt vấn đề, nội dung cho tới lời kết người đọc đều không thấy thái độ hợp tác, chân thành để xây dựng đất nước, hay giúp Quốc hội khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm làm tốt hơn chức năng “Lập pháp tối cao” vì quyền lợi của đất nước và nhân dân. Thái độ này ai cũng nhận ra là hằn học, mỉa mai, châm chọc, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn, thiếu khách quan, phiến diện một chiều, “thấy cây mà không thấy rừng”, “biết một mà chẳng biết hai” của những “Trí thức trở cờ”, những “Lều báo tự do” chuyên ngồi trong só bếp ở tận đâu đâu mà “đoán mò thế sự” ở Việt Nam.
Thứ ba, phương thức, phương tiện họ sử dụng để thể hiện chính kiến cũng không có gì mới, vẫn là trên các trang mạng xã hội, trên Blog cá nhân, hay một vài bài viết câu khách, lấy vài chục, hay vài trăm USD nhuận bút của các Nhà đài vốn không có thiện chí khách quan với Đảng Cộng sản, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam như BBC, VOA hay RFI mà thôi. Nếu là nhà khoa học thực thụ, những nhà chính trị đối lập nhưng có bản lĩnh và dũng khí đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, vì “tiến bộ xã hội”… xin mời các “Ông” hãy tham gia các Hội thảo khoa học quốc tế, đấu tranh, tranh luận sòng phẳng với các học giả để làm rõ trắng đen, phải trái. Để các học giả, bạn đọc toàn thế giới xem xét, đáng giá thật khách quan về đất nước và con người Việt Nam, về hoạt động của Quốc hội Việt Nam, nhất là trong vài năm trở lại đây, điển hình là việc bạn bè quốc tế, các nghị sĩ khắp năm châu đánh giá, nhận xét về Việt Nam và hoạt động của Quốc hội Việt Nam nhân sự kiện nước ta tổ chức Hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tháng 3 năm 2015.
Thứ tư, trên thực tế Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam đã nhất trí quan điểm xem xét, ban hành Luật Biểu tình ngay từ năm 2011. Điều này cho thấy không phải chúng ta không muốn ban hành, hoặc cố tình trậm trễ ban hành Luật này trong quá trình lập pháp. Do vậy những quan điểm, luận điệu kiểu như của Bùi Tín, Phạm Chí Dũng… cho rằng Quốc hội ta: “cố tình phớt lờ dân chủ, nhân quyền”, “chậm triển khai luật”, “làm mất lòng dân còn hơn mất lòng đảng”… đều là những quan điểm chính trị đối lập, là hoàn toàn phiến diện, không có cơ sở. Và trên thực tế Bộ Công an đã nghiêm túc triển khai thực hiện các bước, các công việc để sớm cho ra đời Dự thảo luật này, xin ý kiến các chuyên gia, các bộ, ngành liên quan trước khi trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, thông qua. Do vậy không thể coi đó là “trò đùa chính trị”, là “hành động mỵ dân” như các thế lực phản động xuyên tạc.
Tuy vậy, do tình hình đất nước ta có nhiều điểm khác biệt so với các nước đã có Luật Biểu tình, từ văn hóa, trình độ nhận thức về pháp luật, trình độ làm luật của chúng ta cũng có những hạn chế nhất định. Đặc biệt, tính chất xã hội phức tạp có liên quan tới khái niệm, nội hàm, phạm vi, tính chất, địa điểm, lực lượng tổ chức và tham gia biểu tình… vẫn đang còn có nhiều quan điểm khác nhau, dự báo nếu chưa nghiên cứu kỹ, sâu sắc, tư duy chủ quan áp đặt, nóng vội, thì ý nghĩa, tác dụng của việc ban hành Luật Biểu tình ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại lại không đạt được, thậm chí phản tác dụng. Tạo cơ hội thuận lợi cho các phần tử xấu, cơ hội, phản động có thêm động lực, công cụ, phương tiện, hành lang pháp lý… để lôi kéo, kích động biểu tình bất hợp pháp, gây rối an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội. Tức là Luật Biểu tình ban hành vội hoặc chưa chặt chẽ có thể tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch gây sức ép với chính quyền, kích động người dân trong nước và lôi kéo sự ủng hộ, hậu thuẫn cả về tài chính, nhân lực và chính trị từ các tổ chức phi chính phủ, thậm chí là sự “hậu thuẫn” của các chính phủ phương Tây nhằm gây bất ổn tình hình ở Việt Nam, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, nhất là bạo loạn chính trị ở nước ta.
Thứ năm, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quốc hội ta là tiếp tục nghiên cứu thực tế tình hình, xin ý kiến rộng rãi của chuyên gia trong và ngoài nước, của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ, trí thức… và có các cuộc Hội thảo, tọa đàm bàn sâu kỹ hơn về vấn đề này, để khi Luật Biểu tình được thông qua bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, có tác dụng theo đúng nghĩa, tránh việc lợi dụng Luật này gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Do đó, các ý kiến cho rằng: “Quốc hội Việt Nam thất hứa”, “Lùi thời gian ban hành Luật Biểu tình vô thời hạn”, “Chưa ban hành Luật Biểu tình là vi phạm nhân quyền”… đều không có cơ sở lý luận và thực tiễn.
Những công dân Việt Nam chân chính, những người có lương tri, có tâm trong sang, dù chúng ta ở đâu, làm gì, sống dưới chế độ chính trị nào, nền văn hóa ra sao, chúng ta đều mong muốn xã hội được quản lý, điều hành bởi những Chính phủ do dân bầu, hợp pháp, hợp hiến. Các đạo luật do Quốc hội, Nghị viện… các nước ban hành đều phù hợp chuẩn mực luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tế đất nước đó, thể hiện tiếng nói của nhân dân nước đó, chứ không phải theo ý kiến chủ quan, áp đặt của một số người, của một số thế lực và chính phủ tự cho mình “Làm quan thiên hạ”, “Thay trời hành đạo”… trên toàn thế giới.

Bởi lẽ đó, nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế tiến bộ vẫn chờ đợi và hy vọng thời gian tới Luật Biểu tình sẽ được Quốc hội xem xét, ban hành bảo đảm chặt chẽ, có tác dụng thúc đẩy dân chủ trong xã hội, vì sự tiến bộ và phát triển bền vững của đất nước chứ không phải vì mấy Ông “Lêu báo tự do” như Phạm Chí Dũng, Bùi Tín - “Ngồi co do, đoán mò thế sự ở Việt Nam”. Và để làm được tốt việc chuẩn bị và ban hành Luật Biểu tình, với thái độ cầu thị và học hỏi, vì lợi ích chung, chúng ta hy vọng sẽ nhận được những ý kiến, góp ý, phản biện xã hội tích cực, có chất lượng của quần chúng nhân dân, của các chuyên gia, các nhà khoa học cả trong nước và quốc tế./.

NHẮN GỬI “PHAN HUY, MPH”



                           -PVL-
Đã lâu cũng chẳng làm thơ
Nhưng nay mạo muội viết vài đôi câu
Viết ra không phải làm giầu
Cũng không mong muốn mình mau đổi đời.
Chẳng qua muốn gửi đôi lời
Cho “Ông” tác giả gọi là Phan Huy*
Thủa xưa các cụ dạy rằng:
“Nếu mình không biết thì ngồi mà nghe,
Đừng vì kiến thức tò te
Mà ra diễu võ, giương oai dạy người”.

Phan Huy(!), ông ở đẩu đâu
Hiểu gì, “Bộ đội Cụ Hồ” của dân,
Mà lên facebook bản thân
Tự do xuyên tạc, những lời ngu xi.
Nói dài, viết lắm làm chi
Ai mà thèm đọc những lời của ông.

70 năm** - cuộc hành quân
“Bộ đội Cụ Hồ”, sáng ngời, vẻ vang
Vì non, vì nước, vì làng
“Vì dân phục vụ”, chẳng màng hiểm nguy.
Mà ông nay lại tinh vi
“Nghe hơi, nồi chõ”, nói nhiều, viết sai.

Tương lai đất nước còn dài
Nhưng mà sức lực một người ngắn thôi
Nhân đây tôi gửi đôi lời
Cho ông tác giả gọi là “Phan Huy”:
“Rằng nên để sức dưỡng già
Vui vầy nhà cửa, sớm hôm bạn bè
Đừng nên nghe chuyện vỉa hè
Mà nói không nghĩ, viết lời không hay
Kẻo mà nhắm mắt, xuôi tay
Vẫn không được rước trở về cố hương”./.

                      Tháng 10 năm 2017.



* Phan Huy MPH là tác giả bài thơ “Tâm tình cùng Bộ đội” - sai trái, xuyên tạc đăng trên Intrernet.
** Năm 2014, kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

NHỚ MẸ

          
                                 -PVL-
Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, bóng Mẹ vẫn theo con
Dù năm tháng có làm Mẹ héo mòn
Vẫn vững trãi Tinh thần cho con dựa
.

Ngày sinh con, Mẹ hai dòng
lệ ứa
Một chảy ra ngoài, một nuốt vào trong
Trời mưa bão, Mẹ ấp con vào lòng
Toả hơi ấm xua tan bầu khí lạnh
.

Trưa Hè nóng, gió Tây Nam thổi mạnh
Mẹ nghiêng mình, chắn cái nóng thay con
Tuổi ấu thơ con theo Mẹ bao lần
Đi khắp trốn quê nghèo tìm sự sống
.

Lớn lên rồi con xa vòng tay Mẹ
Nhưng suốt đời Mẹ vẫn dõi theo con
Rồi năm tháng Mẹ cũng sẽ
xa dần
Con xin hứa không làm ai thất vọng
,
Đêm nay nằm nhìn hạt mưa trĩu mọng
Thấy mắt mình nhớ Mẹ ướt dưng dưng./.





-Hà Đông đêm nhớ Mẹ 09/10/2017-